Bạn đọc viết:

Quảng Nam: 60 năm chờ trùng tu một di tích

(Dân trí) - Hơn 60 năm trước, có một ngôi trường nằm trên địa bàn thôn Tây Lễ, xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc, nơi đào tạo nên những người con ưu tú của quê hương xứ Quảng - Đà. Đó là trường Kháng chiến Duy Mỹ. Thế nhưng, ngôi trường chỉ còn tấm bia di tích mòn mỏi đợi trùng tu.

Ngược thời gian trở về quá khứ có những phút giây khiến người dân xã Đại Thạnh phải chạnh lòng khi nhớ về ký ức hào hùng của trường Kháng chiến Duy Mỹ. Tìm về xã Đại Thạnh, chúng tôi không khỏi xót xa trước hình ảnh một di tích sắp biến mất, nếu không được trung tu, xây dựng kịp thời.

Một ngôi trường có quá khứ hào hùng

Trường Kháng chiến Duy Mỹ (Tờng Cấp 2 Duy Mỹ) được thành lập tại đồi Cây Cốc, thôn Phú Hanh, xã Duy Mỹ - Duy Xuyên (nay là thôn Tây Lễ, xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc).

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, vào tháng 9/1951, theo chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng, ngôi trưng được thành lập. Trường kháng chiến Duy Mỹ chỉ duy trì được 4 niên khóa (1951-1954) trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến gặp nhiều khó khăn, gian kh nhưng đã góp phần tích cực cho dân trí, đào tạo lớp cán bộ trẻ của các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn,…phục vụ đắc lực cho công cuộc kháng chiến.

Ông Mười bên cạnh bia ghi dấu di tích. ảnh: Nguyễn Trang
Ông Mười bên cạnh bia ghi dấu di tích. ảnh: Nguyễn Trang

Ông  Dương Văn Sương - Bí thư xã Đại Thạnh, cho biết, vào những năm 50, sau khi chiến dịch Biên giới năm 1950 thắng lợi, quân ta dành được thế chủ động trên chiến trường Bắc bộ.ới sự chỉ huy của Liên Khu V, chiến dịch Hoàng Diệu thắng lợi đã giải phóng một vùng rộng lớn, một phần huyện Duy Xuyên và phía Bắc huyện Đại Lộc. Ngôi trường cấp 2 này được nằm trong vùng bán tự do, đồng thời là căn c địa cách mạng Liên khu 5, do đó đã thu hút lượng lớn học sinh các vùng bị địch tạm chiếm lên đây học. Toàn trường có 3 lớp, mỗi lớp khoảng 40 học sinh. Thống kê mỗi năm học có gần 150 học sinh.

Tìm lại những người học trò cũ, chúng tôi may mắn khi gặp được ông Huỳnh Mười, thôn Tây Lễ, xã Đại Thạnh. Mặc dù đã 85 tuổi, nhưng những ký ức về ngôi trường vẫn còn tái hiện trong tâm trí ông.

Ông Mười nhớ lại: "Hồi trước, vốn là một ngôi đình, nhưng thời kháng chiến, tạm thời thành lập trường ở đây, hồi đó cấp 2 là lớp 5 (2 lớp) và lớp 6 Duy Mỹ. Ở đây có 2 ngôi trưng để học, vì thời bom đạn trường không thể tập trung được".

Theo mô tả của ông Mười, ở chính giữa là ngôi đình, 2 bên đình là 2 lớp học được dựng bằng tranh, tre, bàn ván gỗ xẻ kê đà tre. Cạnh mỗi lớp là hầm trú ẩn, mỗi học sinh phải tự đào một cái.

Ông cho biết, ngày đó, ông học ở tờng gần 2 năm đến khi trường bị phá hủy. "Tôi là học sinh lớp 5A, sĩ số 20 học sinh, đến từ các vùng như Hòa Vang (Đà Nng), Duy Xuyên, Đin Bàn,…Ngày đó, tôi ở gần trường nên việc đi học không vất vả mấy. Chúng tôi học buổi sáng và học đêm đ tránh địch phát hiện".

Nói về việc dạy học, ông Mười kể: "Ngoài dạy các kiến thức sách giáo khoa, chúng tôi được nghe giảng đường lối cách mạng, phân tích trận đánh theo dạng tin tức như sau mỗi chiến thắng Hải Vân (Huế), chiến thắng Ninh Bình,…thầy giáo sẽ luôn cập nhật tin cho học sinh, lý giải đánh như thế nào, phương pháp ra sao. Chúng tôi kết thúc bài học bằng một bài hát mô tả trận đánh được học hôm ấy".

Theo lời kể của những cựu học sinh tại trưng xưa, thì vào thời điểm ấy, khi đến lớp và tiếp xúc với những thành viên mới trong trưng. Đội ngũ giáo viên và học sinh luôn đề cao cảnh giác, và cẩn trọng đề phòng mật thám của địch "dò thám".

Ông Mười thở dài nhìn lại cảnh xưa, khi ấy cả giáo viên là học sinh đều khổ, lương mỗi thầy giáo trường Kháng chiến Duy Mỹ chỉ có 18kg gạo, mỗi năm chỉ một bộ đồ ka ki. Còn học sinh ngày ấy, cứ mỗi lần học đêm, li mang lương khô cơm nắm, ít xì dầu "đùm" theo đến lớp.

Bà Trương Thị Nga, cũng là cựu học sinh lớp 5 của trường, hiện đang ở Trung Tâm nuôi dưng người có công, TP.Hội An (Quảng Nam), cho biết: "Sợ địch phát hiện, nên trường Cấp 2 đã chuyển qua gần đình Mỹ Sơn, gần Khu di tích Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên. Vừa chuyển trường xong thì Pháp ném bom, phá hủy hoàn toàn ngôi đình. Sau đó, trường tiếp tục dạy được một năm, đến 1954 thì hầu như hc sinh đu đi tập kết, trong đó có tôi".

Những bức tường đổ nát sau loạt bom đạn của Pháp. ảnh:Nguyễn Trang
Những bức tường đổ nát sau loạt bom đạn của Pháp. ảnh:Nguyễn Trang

Mòn mỏi chờ trùng tu di tích

Xuyên suốt chiều dài lịch sử, và đến nay tại khu vực di tích trường kháng chiến duy mỹ chỉ còn duy nhất một tấm bia khắc ghi vài dòng chữ ngắn gọn kể về lịch sử trường kháng chiến duy mỹ cùng với đó là chứng nhận  Di tích trường Kháng chiến Duy Mỹ được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận di tích lịch sử, theo quyết định số 2024 ngày 19/6/2009.

Xung quanh di tích hiện tại chỉ toàn là bụi cây rậm rạp, đôi chỗ còn vài bức tường mục nát bị phá hủy trong thời chiến.

Ông Huỳnh Văn Mười - Chủ tịch UBND xã Đại Thạnh, cho biết: "Vừa qua, xã đã thông qua Nghị quyết đảng bộ huyện về việc phục hồi trường Kháng chiến Duy Mỹ. Theo đó, xã đã quy hoạch, lập dự toán khoảng 2,7 tỷ. Nhưng khi trình lên Sở xây dựng, do thiếu nguồn vốn nên Sở yêu cầu hoãn lại chờ huy động nguồn đu tư".

Khi công việc trùng tu, dựng lại di tích trường Kháng chiến Duy Mỹ vẫn đang còn bỏ dỡ. Ông Dương Văn Sương cho biết: ởng nhớ đến di tích này, xã đã có phương án chuyn đi tên trường THCS Lý Thường Kiệt thành trường Kháng chiến Duy Mỹ".

Bà Nga cũng hi vọng: "Tôi hi vọng ngôi trường Duy Mỹ được xây dựng lại để mời ông Kiều Xuân Bá (Hiệu trưng đầu tiên của trường hiện đã nghỉ hưu và sống tại Hà Nội - PV) về cùng tham dự và ôn lại những kỷ niệm của thầy trò chúng tôi năm xưa, một thời dạy và học dưới tiếng bom đạn kẻ thù".

Ông Huỳnh Mười mong muốn:"Ngưi dân đa phương ai ai cũng ao ưc được 1 lần nhìn thấy hình ảnh di tích trường Kháng chiến Duy Mỹ một thời. đó cũng là bài học tuyên truyền rất lớn và có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến lớp lớp những thế hệ trẻ sau này noi theo".

Nguyễn Trang