Nhiều ý kiến đồng tình với bài “10 quyền không xóa bỏ được của người đi học”

(Dân trí) - “Bao giờ nền giáo dục VN mới áp dụng những điều tuyệt vời này”, “Tôi ước ao nó trở thành sự thực” hay “Điều này lẽ ra phải được nghiên cứu áp dụng từ lâu rồi”… là một trong nhiều ý kiến phản hồi khi bài viết của Nhà giáo Nguyễn Huỳnh Mai được đăng.

“Một ước mơ của nền giáo dục Việt Nam, ở đó đòi hỏi cái tâm, đạo đức của những người đứng trên bục giảng. Một nền giáo dục thực chất vì tương lai của đất nước, không hình thức, không chạy theo thành tích giả tạo. Tôi ước ao nó được trở thành sự thực cho giáo dục Việt Nam!” NDT:  ndtuan71@yahoo.com 
  
“Những điều này lẽ ra phải được nghiên cứu áp dụng từ lâu rồi. Nhìn thực trạng của các em đến lớp học như ngày nay sao mà lo lắng quá!!! Rất mong những người thầy và các cấp đào tạo có những cái nhìn "sư phạm" hơn trong giáo dục” - Tiến Phát: ngtienphat@gmail.com 
 
Nhiều ý kiến đồng tình với bài “10 quyền không xóa bỏ được của người đi học” - 1

Ảnh mang tính chất minh họa (nguồn ảnh internet)

 

“Tôi cũng như mọi người đã trải qua cái thời ngồi mòn cả ghế nhà trường. Mọi người cùng tôi suy nghĩ vấn đề của mình.

 

+ Chỉ có những học sinh toàn năng thì mới có thể học tốt và được điểm cao trong tất cả các môn. Không cần biết nó là môn dành cho nam hay nữ. Ai cũng phải học. Ví dụ, trong suy nghĩ thầy giáo, cô giáo, học trò phải hát hay, vẽ đẹp mới được điểm cao. Như thế chúng ta đã đánh đồng khả năng của tất cả các em. Làm một số môn học trở thành áp lực khi đến lớp với học sinh.

 

 + Số môn học mà học sinh phải học hiện nay là quá nhiều. Thời gian dạy những môn cơ bản giảm đi, mức tập trung cho mỗi buổi đến trường tăng lên, áp lực cho chính giáo viên vì sợ "cháy giáo án". Chính xác cho chương trình học ngày này phải dùng từ "ôm đồm", "cưỡi ngựa xem hoa" chưa phù hợp với trình độ nhận thức và tâm sinh lý của các em.

 

+ Thời gian để tiếp xúc để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên và học sinh gần như bằng không. Mọi người đừng nói đấy là tiết sinh hoạt lớp đầu tuần và cuối tuần. Đó là tiết học căng thẳng hơn nữa đấy. Là lúc để trị những học sinh chưa ngoan, tìm hiểu nguyên nhân lớp bị điểm B. C, D hay lớp đứng thứ hạng không cao., v.v... Có khối việc mà giáo viên cần phải làm hơn là quan tâm trong tuần có học sinh nào ốm. gia đình em nào có vấn đề, học sinh có vấn đề tâm lý muốn nghe lời khuyên của học sinh.

 

+ Một số môn học gọi là phụ đưa vào để học sinh có thêm kiến thức, nhưng được dạy để tính điểm. Những học sinh nào quan tâm và có năng khiếu, khả năng thì có điểm cao. Còn lại ra cố sức "đối phó", học thuộc lòng những gì đã ghi và rồi ngay sau hôm kiểm tra không nhớ một tí gì.

 

Mọi người cùng suy nghĩ thêm những khía cạnh khác. Nếu trong mân cơm, bạn bắt buộc phải ăn những món ăn rất khó ăn với bạn thì bạn cảm thấy thế nào. Hãy để học sinh đễn trường bằng sự yêu thích, nơi ấy, thầy cô giống như cha mẹ sẽ sẵn lòng lắng nghe những gì học sinh nói” - chanhatho: gautrangbaccuc@gmail.com
 
“Bài viết rất xác đáng... Tôi trông chờ phần tiếp theo sẽ nói lên được quyền của người học là được tôn trọng tư duy và ý kiến của mình, chứ không bị đè nén, áp đặt phải chấp nhận lời của giáo viên như một điều tất yếu... người học cần phải được đối xử công bằng như tất cả những người làm khoa học khác dù họ đang ở bước đầu ngưỡng cửa bước chân làm khoa học. Nếu như những ý kiến, những quan điểm khoa học (dù có thể còn một số khiếm khuyết hoặc chưa đầy đủ) đã sẵn sàng bị bóc mẽ hoặc hạ bệ bởi 1 giáo viên nào đó thì đây chính là sự PHI KHOA HỌC, PHI GIÁO DỤC nhất mà 1 người tự coi mình LÀM GIÁO DỤC đã "cống hiến" được cho nền giáo dục đất nước và công cuộc đào tạo nên những CON LỪA chỉ biết vâng lời hoặc sẽ bị ăn đòn...”  - anh nguyen: toanhnguyen88@gmail.com 
 

“Tôi nghĩ không dừng ở chỗ là chỉ tham khảo mà cần áp dụng sớm nhất có thể vào nền giáo dục nước nhà với tinh thần kế thừa có chọn lọc. Bộ giáo dục nên quan tâm hơn đến vấn đề này vì hiện nay hầu như bất cứ  một sinh viên nào khi ra trường đi làm việc đều nói việc áp dụng những kiến thức học được ở trường ra thực tế là rất ít thậm chí là không trừ một số lĩnh vực chuyên ngành nghiên cứu và đào tạo. Tôi ủng hộ quan điểm này” - huy hung:  huyhoang0092003@yahoo.com.

 

Mong là tại Việt Nam học trò tự giác học và thày giáo tôn trọng học trò để đạt được tiêu chí này! Nhưng buồn thay học trò chưa tự giác cao, thày giáo thì chưa thực sự hiểu và tôn trọng trò!!! Cả thày và trò còn phải gắng sức phấn đấu nhiều lắm!!! - Hoàng Minh Tuyển: minhtuyennasilkmex@yahoo.com.vn
 
“Tôi là sinh viên năm thứ 4 trường DHSP Hà Nội 2.tôi đồng ý với 5 quyền trên.Đó là một phương pháp dạy học hiệu quả,giúp học sinh có tâm thế thoải mái để lĩnh hội kiến thức,hy vọng phương pháp này sẽ được áp dụng rộng rãi” - lương văn hình: luonghinh88@gmail.com.vn. 
 

………

 

Nguyệt Thu (tổng hợp)