Thanh Hóa:

Một ngôi chùa xuống cấp trầm trọng “kêu cứu”

(Dân trí) - Tọa lạc tại trung tâm TT Thọ Xuân - Thọ Xuân (Thanh Hóa), chùa Đông Nam đã xuống cấp trầm trọng. Sư trụ trì cùng hàng trăm nhân dân, phật tử đã đóng góp kinh phí, đề đạt nguyện vọng gửi các cơ quan chức năng xin sớm được trùng tu tôn tạo ngôi chùa.

Theo đơn kiến nghị của hàng trăm phật tử và nhân dân thị trấn Thọ Xuân - Thọ Xuân (Thanh Hóa) gửi báo điện tử Dân trí, một nguyện vọng nhận được sự đồng lòng của đông đảo người dân tại thị trấn là được góp sức trùng tu, tôn tạo nhiều hạng mục đã xuống cấp trầm trọng của chùa Đông Nam nhưng lại đang gặp “trắc trở” chỉ vì những thông tin vu khống và kiến nghị “rởm” bằng hàng chục chữ ký giả mạo người dân gửi tới chính quyền địa phương.

Xuống cấp trầm trọng, một ngôi chùa “kêu cứu”
Xuống cấp trầm trọng, một ngôi chùa “kêu cứu”
Đơn kiến nghị của hàng trăm người dân TT Thọ Xuân mong muốn nhanh chóng được trùng tu, tôn tạo chùa Đông Nam.

Bà Trịnh Thị Khánh - Trưởng đạo tràng Hội phật tử chùa Đông Nam, người đại diện cho hàng trăm người dân thị trấn Thọ Xuân cho biết: “Hiện trạng chùa Đông Nam với cung thờ Mẫu trước đây được xây dựng thô sơ bằng gỗ tạp, nhiều loại ngói khác nhau dẫn đến bị dột mỗi khi trưa mưa bão. Nền chùa lại thấp nên mỗi khi mưa bão, trên mái dột xuống, dưới nước tràn vào. Hơn nữa, tường cung Mẫu xây bằng gạch thủ công chỉ với vôi cát dẫn đến có nguy cơ sụp đổ bất cứ khi nào nên cần phải xây dựng lại gấp rút tránh tai nạn xảy ra. Trước thực trạng chùa như vậy, phật tử và nhân dân chúng tôi đã cùng đồng lòng đóng góp để cùng nhà chùa trùng tu, tôn tạo ngôi chùa”.

Bà Khánh cho biết thêm, việc trùng tu tôn tạo nhiều hạng mục chùa Đông Nam, trong đó có hạng mục xây dựng lại cung Mẫu đã xuống cấp trầm trọng không những giúp cho khách thập phương, phật tử và nhân dân địa phương về dâng hương lễ Phật được tịnh tâm mà còn giúp làm đẹp hơn nữa diện mạo của thị trấn.

Xuống cấp trầm trọng, một ngôi chùa “kêu cứu”
Nhiều người dân và phật tử bức xúc vì bị mạo danh chữ ký trong đơn phản đối việc trùng tu, tôn tạo chùa.

Xuống cấp trầm trọng, một ngôi chùa “kêu cứu”
Hàng trăm người cùng viết đơn kiến nghị các cơ quan chức năng sớm phê duyệt để việc trùng tu chùa sớm được hoàn thiện.

Theo đơn kiến nghị, trong khi hàng trăm người dân, phật tử đang đồng lòng tu bổ chùa Đông Nam thì liên tiếp những thông tin vu khống trụ trì nhà chùa “ăn chơi trác táng”, đơn kiến nghị phản đối việc trùng tu ngôi chùa bằng hàng chục chữ ký giả mạo người dân thị trấn gửi chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng khiến chính quyền địa phương “tuýt còi” việc tu bổ và công trình cung thờ Mẫu mới xong phần móng đã bị “đắp chiếu” nhiều tháng nay.

Theo tìm hiểu của PV, chùa Đông Nam nằm ở phía Đông Nam thị trấn Thọ Xuân và được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20. Trước kia, đây là Miếu thờ Công chúa Liễu Hạnh và Thành Hoàng làng với 1 ngôi nhà có kiến trúc đơn sơ, được xây dựng bằng tranh, tre, nứa. Đến năm 1937, với sự đóng góp của nhân dân trong và ngoài huyện Thọ Xuân, miếu được nâng cấp thành chùa và thờ thêm Đức Thánh Trần cùng Tam Bảo Phật. Năm 1995, chùa Đông Nam được tỉnh Thanh Hóa công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Khi đó, chùa Đông Nam chỉ có 1 ngôi nhà nhỏ cấp 4 được chia ra thành các cung thờ.

Hàng trăm tượng Phật có nguy cơ bị oxy hóa do phải để tạm ngoài sân chùa.
Hàng trăm tượng Phật có nguy cơ bị oxy hóa do phải để tạm ngoài sân chùa.

Hàng trăm tượng Phật có nguy cơ bị oxy hóa do phải để tạm ngoài sân chùa.
Công trình nhà thơ Mẫu đã được thiết kế 2 tầng nhưng còn đang đợi phê duyệt mới có thể tiếp tục xây dựng.

Kể từ đó, chính quyền địa phương đã quản lí, bảo vệ và phát huy những giá trị của chùa trong việc phục vụ đời sống tâm linh của nhân dân thị trấn cũng như phật tử xa gần. Năm 2010, đại đức Thích Nguyên Quang được tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa bổ nhiệm về làm trụ trì chùa Đông Nam.

Ngày 11/1/2011, Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản số 26/SVHTTDL-DSVH gửi về việc tu bổ, tôn tạo di tích chùa Đông Nam. UBND huyện Thọ Xuân đã đã chỉ đạo chủ đầu tư thuê tư vấn thiết kế lập hồ sơ thiết kế kiến trúc (TKKT) hoàn chỉnh và có tờ trình số 33/TTr-UBND ngày 1/4/2011 gửi Sở VHTT&DL đề nghị thẩm định, thỏa thuận hồ sơ tu bổ, tôn tạo di tích chùa Đông Nam với 3 hạng mục: Nhà tam bảo, nhà tổ, cổng tam quam.

Hồ sơ TKKT đã được Ban quản lý di tích - danh thắng tỉnh Thanh Hóa thẩm định tại công văn số 55/DTTH ngày 7/4/2011 và được Sở VHTT&DL thỏa thuận tại văn bản số 557/SVVHTTDL ngày 15/4/2012. Tuy nhiên, vì không nắm vững trình tự, thủ tục trình duyệt theo quy định nên chính quyền địa phương đã không thành lập Ban quản lý công trình dẫn đến nhà sư trụ trì chùa Đông Nam với tư cách chủ đầu tư tự tháo dỡ công trình để tu bổ, tôn tạo.

Hiện trạng được kiểm tra sau đó, hạng mục cổng tam quan đã được trùng tu tôn tạo cơ bản hoàn thành. Đã tháo dỡ hạng mục công trình: Nhà mẫu, nhà tổ, nhà bếp, khu vệ sinh để xây dựng mặt bằng móng nên Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa tạm thời đình chỉ thi công để đợi hồ sơ TKKT các hạng mục phụ trợ như: Nhà thờ Mẫu, Cung cấm, nơi sắp lễ... được trình nên để Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa phê duyệt.

Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa thẩm định TKKT trùng tu tôn tạo chùa Đông Nam.
Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa thẩm định TKKT trùng tu tôn tạo chùa Đông Nam.
Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa thẩm định TKKT trùng tu tôn tạo chùa Đông Nam.

Đại đức Thích Nguyên Quang - Trụ trì chùa Đông Nam cho biết: Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ nguồn kinh phí để xây dựng, trùng tu chùa đã được nhân dân và bà con phật tử đóng góp 100% theo hình thức xã hội hóa. Riêng công trình quan trọng là nhà thờ Mẫu theo yêu cầu của Sở VHTT&DL, nhà chùa đã thuê xong đơn vị thiết kế 2 tầng theo đúng hình thức truyền thống. Việc xây lại nhà Mẫu 2 tầng nhận được đồng thuận của đông đảo nhân dân bởi diện tích nhà chùa còn lại quá hẹp, chỉ 372m2 nên cần diện tích cho hàng trăm tượng Phật đang phải đặt tạm ngoài sân an tọa. Ngoài ra, cần diện tích cho phật tử xa gần và nhân dân về lễ Phật có chỗ bái Phật, nghỉ ngơi.

Tuy nhiên điều khúc mắc là hiện đang có “tranh luận” với nhà chùa về thiết kế của nhà Mẫu nên chưa đưa ra được thống nhất bản TKKT trình lên UBND huyện Thọ Xuân trình Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa phê duyệt dẫn đấn công trình đã xong phần móng mà vẫn “đắp chiếu” nhiều tháng trong khi hàng trăm pho tượng Phật đang phải đặt tạm ngoài sân.

Làm việc với PV Dân trí, ông Nguyễn Khắc Trung - Chủ tịch UBND TT Thọ Xuân khẳng định: Sau khi tiếp nhận đơn kiến nghị có chữ ký tập thể của đông đảo nhân dân phản đồi việc trùng tu, tôn tạo của nhà chùa, nhận thấy có dấu hiệu bất thường, UBND thị trấn đã giao cho cơ quan công an xác minh bước đầu xác định có khoảng 30 chữ ký giả mạo.

Về đơn tố cáo tư cách đại đức Thích Nguyên Quang - Trụ trì chùa Đông Nam, ông Trung cũng khẳng định rằng hoàn toàn sai sự thật. UBND thị trấn đã làm việc với người viết đơn. Nguyên đơn đã thừa nhận do nhận thức yếu kém đã “hồ đồ” như vậy và xin lập tức rút đơn.

Ông Phạm Văn Tuấn - Trưởng ban quản lý Di tích - danh thắng tỉnh Thanh Hóa cho biết 
Ông Phạm Văn Tuấn - Trưởng ban quản lý Di tích - danh thắng tỉnh Thanh Hóa cho biết hạng mục nhà thờ Mẫu, việc TKKT 1 tầng hay 2 tầng đều được chấp thuận.  Ban quản lý DTDT đang đợi hồ sơ TKKT công trình gửi lên để phê duyệt.

Liên quan đến việc xây lại nhà thờ Mẫu, ông Trung cho rằng vì một bô phận người dân cho rằng nhà thờ Mẫu có kiến trúc cổ vì vậy nên xây dựng 1 tầng như nguyên trạng không nên xây 2 tầng. Hơn nữa, theo ông Trung, việc xây 2 tầng có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông vì chùa Đông Nam nằm ngay tại ngã tư.

Tuy nhiên, quan điểm của UBND thị trấn là hoàn toàn ủng hộ việc trùng tu, tôn tạo chùa Đông Nam cho khang trang hợp đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. UBND thị trấn cũng mới đang bàn thảo với nhà chùa và các cơ quan chức năng liên quan để sớm có được thống nhất về TKKT trình Sở VHTT&DL tỉnh Thánh Hóa.

Về “e ngại” nhà thờ Mẫu là kiến trúc cổ cần xây dựng 1 tầng đễ giữ nguyên trạng, tại công văn số 1507/SVHTTDL-DSVH, Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa gửi Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân đã khẳng định: “4 công trình nhà tam bảo, nhà Mẫu, nhà Tổ, cổng tam quan tại chùa Đông Nam đều được nhân dân làm một cách tự phát, không có hồ sơ TKKT, không được lập mặt bằng tổng thể. Hiện trạng nêu trên cũng cho thấy trước và sau khi được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa, chùa Đông Nam không phải là một công trình kiến trúc cổ, các yếu tố gốc của di tích ngày nay không để lại một dấu tích nào”.

Làm việc với PV Dân trí, ông Phạm Văn Tuấn - Trưởng ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Thanh Hóa cho biết: Dựa trên các căn cứ về tư liệu lịch sử cũng như hiện trạng của chùa Đông Nam, chúng tôi ủng hộ việc trùng tu và tôn tạo chùa. Riêng hạng mục nhà thờ Mẫu, việc TKKT 1 tầng hay 2 tầng đều được chấp thuận. Hiện Ban quản lý DTDT đang đợi hồ sơ TKKT công trình gửi lên, chúng tôi sẽ phê duyệt để công trình sớm hoàn thiện.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc.

Anh Thế - Quốc Cường