Bài 12:

Ly kỳ án khởi tố 14 năm mới tuyên án: Chốt lịch xử phúc thẩm, nhiều ĐBQH lên tiếng!

(Dân trí) - TAND TP Hà Nội vừa chính thức chốt lịch xét xử phúc thẩm kỳ án khởi tố xong mãi 14 năm sau mới mở tòa tuyên án sơ thẩm phạt tù hai anh em ruột tại Hoài Đức (Hà Nội). Vụ án này đã được ĐBQH Nguyễn Văn Chiến - Phó Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam, Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội nêu công khai tại Quốc hội về dấu hiệu oan sai.

TAND TP Hà Nội vừa có giấy triệu tập do thẩm phán Hoàng Nhật Tân ký gửi 2 bị cáo Quản Đắc Quý và Quản Đắc Thúy, yêu cầu 2 bị cáo có mặt tại đúng 8h ngày 7/12 tại trụ sở TAND TP Hà Nội để xét xử phúc thẩm vụ án theo đơn kháng cáo của 2 bị cáo.

Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ ly kỳ án khởi tố xong 14 năm mới tuyên án tù với 2 anh em ruột này là thẩm phán Nguyễn Anh Huy. Đại diện VKSND huyện Hoài Đức tham gia là bà Tống Thị Thu Hiền.

Tại phiên tòa, dù các bị cáo một mực kêu oan, thẩm phán Huy đã thay mặt HĐXX tuyên phạt bị cáo Quản Đắc Quý 5 năm 6 tháng tù, bị cáo Quản Đắc Thuý 5 năm tù.


Hai anh em Quản Đắc Quý và Quản Đắc Thuý gửi đơn kêu oan khẩn thiết đến Báo Dân trí và các cơ quan chức năng.

Hai anh em Quản Đắc Quý và Quản Đắc Thuý gửi đơn kêu oan khẩn thiết đến Báo Dân trí và các cơ quan chức năng.

Ly kỳ án khởi tố 14 năm mới tuyên án: Chốt lịch xử phúc thẩm, nhiều ĐBQH lên tiếng! - 2

TAND TP Hà Nội chốt lịch xét xử phúc thẩm vụ ly kỳ án.

TAND TP Hà Nội chốt lịch xét xử phúc thẩm vụ ly kỳ án.

Liên quan đến vụ án này,TAND Tối cao đã tiếp nhận đơn tố cáo đích danh thẩm phán Nguyễn Anh Huy, chủ tọa phiên tòa xét xử sơ thẩm.

TAND Tối cao có Công văn số 222/TANDTC-BTTr gửi Chánh án TAND TP Hà Nội cho biết: TAND Tối cao nhận được Đơn tố cáo đứng tên anh Quản Đắc Thúy và anh Quản Đắc Quý, địa chỉ tại thôn Vân Côn, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức (Hà Nội), là các bị cáo trong vụ án hình sự sơ thẩm “Cố ý gây thương tích” do TAND huyện Hoài Đức xét xử ngày 25/6/2017.

Nội dung đơn tố cáo ông Nguyễn Anh Huy, thẩm phán, chủ tọa phiên tòa hình sự sơ thẩm, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nêu trên đã không triệu tập đủ các nhân chứng tại phiên tòa, gây bất lợi cho các bị cáo và ngăn cản các bị cáo tranh tụng với đại diện Viện kiểm sát là vi phạm các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Từ đó, TAND Tối cao đã chuyển nội dung đơn tố cáo của anh Quý, anh Thúy đến Chánh án TAND TP Hà Nội để giải quyết theo thẩm quyền.

Trước đó, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao cũng đã nhận được đơn của anh Quản Đắc Quý khiếu nại và tố cáo một số vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Hoài Đức trong việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án “Cố ý gây thương tích” này.

Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã chuyển nội dung khiếu nại và tố cáo của anh Quản Đắc Quý đến Vụ 12 VKSND Tôi cao để cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật.


Kỳ án khởi tố xong 14 năm mới tuyên án giữa thủ đô được ĐBQH Nguyễn Văn Chiến nêu công khai tại Quốc hội.

Kỳ án khởi tố xong 14 năm mới tuyên án giữa thủ đô được ĐBQH Nguyễn Văn Chiến nêu công khai tại Quốc hội.

Nhiều Đại biểu Quốc hội lên tiếng yêu cầu xét xử công minh kỳ án giữa thủ đô

Đây là vụ án không chỉ thu hút sự chú ý của dư luận xã hội mà còn được các Đại biểu Quốc hội quan tâm. Đặc biệt, kỳ án này là một trong số các vụ án đã được nêu tại Nghị trường Quốc hội trong phiên họp toàn thể kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV vào các ngày 06 và 07/11/2017 vừa qua.

Dân trí xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc ý kiến của một số Đại biểu Quốc hội về vụ án thông qua việc chuyển đơn kêu oan của các bị cáo đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Tại văn bản ngày 22/5/2017 gửi Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, ông Dương Trung Quốc - ĐBQH tỉnh Đồng Nai có nêu: “Là một đại biểu Quốc hội, tôi tôn trọng việc cơ quan tòa án thực thi trách vụ của mình, tuy nhiên thực hiện chức năng giám sát tôi muốn lưu ý tới việc đem xét xử một vụ tranh chấp đất đai dẫn đến xô xát mà chỉ xét xử hành vi xô xát cách đây đã 15 năm (năm 2002), qua nhiều lần điều tra, có nhiều nhân chứng đã qua đời thì tính chính xác có còn không (điều này cũng phản ánh năng lực điều tra và xét xử của những cơ quan có liên quan), những tình tiết liên quan đến vụ xô xát, giám định thương tích cũng cần được xem xét một cách khách quan, chính xác. Và quan trọng hơn hết là việc chiếm dụng đất đai của người trong vụ án này coi là “bị hại” chính là nguyên nhân dẫn đến vụ xô xát thì bị bỏ qua. Một bản án công bằng phải xem xét nguyên nhân này... Trong vụ việc này, nếu không có việc chiếm dụng đất của người khác thì cũng không xảy ra sự xô xát..”. Theo đó, ĐBQH Dương Trung Quốc đã đề nghị Đoàn ĐBQH Hà Nội “giám sát để vụ việc được xét xử công bằng đúng pháp luật”.

Ngày 09/10/2017, bà Trần Thị Quốc Khánh - ĐBQH khóa XIV thuộc Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cũng có Phiếu chuyển đơn của Đại biểu Quốc hội gửi đến Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Theo đó, vị Đại biểu Quốc hội này có nêu: “Hai ông Quý - Thúy có đơn kêu oan và khiếu nại khẩn cấp đối với Bản án số 07A/2017/HSST ngày 26/5/2017 của Tòa án nhân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội về vụ án cố ý gây thương tích tại xã Vân Côn, huyện Hoài Đức ngày 19/7/2003 cố tình kết tội oan cho hai anh em ông, tại phiên tòa Hội đồng xét xử vi phạm nghiêm trọng Bộ luật Tố tụng Hình sự, bỏ qua 13 tình tiết quan trọng lẽ ra cần phải được làm rõ.

Về việc này, nhiều cơ quan Trung ương (Chính phủ, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao), Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội và nhiều vị Đại biểu Quốc hội đã có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xem xét giải quyết theo thẩm quyền.”

Ly kỳ án khởi tố 14 năm mới tuyên án: Chốt lịch xử phúc thẩm, nhiều ĐBQH lên tiếng! - 5
Ly kỳ án khởi tố 14 năm mới tuyên án: Chốt lịch xử phúc thẩm, nhiều ĐBQH lên tiếng! - 6
Ly kỳ án khởi tố 14 năm mới tuyên án: Chốt lịch xử phúc thẩm, nhiều ĐBQH lên tiếng! - 7

Nguyên cán bộ và nhân dân thôn Vân Côn đồng loạt đề nghị minh oan cho các bị cáo và sẵn sàng ra làm chứng trước tòa.

Nguyên cán bộ và nhân dân thôn Vân Côn đồng loạt đề nghị minh oan cho các bị cáo và sẵn sàng ra làm chứng trước tòa.

Về vụ án này, Luật sư Nguyễn Văn Chiến là một trong số các ĐBQH nhận được đơn kêu oan và được nghiên cứu hồ sơ vụ án tương đối đầy đủ cũng đã có quan điểm của mình được Dân trí đăng tải trong thời gian qua.

Gắn bó với nghề luật hơn 30 năm, Đại biểu Quốc hội này cũng cho biết: “...Không ai có thể vội vàng kết luận bị cáo oan hay không oan khi trách nhiệm này thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm, phiên tòa xét xử phúc thẩm còn chưa diễn ra. Nếu những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bị cáo trong hồ sơ vụ án không được khắc phục thì chưa thể chứng minh tội phạm, dẫn đến việc buộc tội có dấu hiệu oan.

Chúng ta không thể để vào tình trạng “sự đã rồi” mới lên tiếng khi vụ án này ngay sau phiên xét xử sơ thẩm vụ án tháng 5/2017 đã có rất nhiều cựu cán bộ thôn, người dân thôn Vân Côn phản đối kết quả xét xử gửi đơn đến chúng tôi và cơ quan chức năng nhằm góp thêm tiếng nói xác định sự thật vụ án.

Theo Đơn đề nghị gửi Đại biểu Quốc hội có gửi đến đồng chí Chánh án TAND TP Hà Nội, Viện trưởng VKSND TP. Hà Nội và các cơ quan ngôn luận ngày 08/7/2017, ông Quản Đắc Lâm, cựu công an viên (là người trực tiếp nghe, làm việc với những người có mặt tại hiện trường xảy ra vụ xô sát chiều ngày 19/7/2003), ông Lê Minh Đức - cựu trưởng thôn (là người trực tiếp đo và ký hợp đồng giao đất cho gia đình các bị cáo), ông Quản Tiến Đức - Tổ trưởng Tổ Mặt trận (là người có mặt tại hiện trường chứng kiến vụ xô sát), ông Nguyễn Văn Sinh - Cựu Bí thư thôn Vân Côn, bà Nguyễn Thị Áp - Chi hội trưởng Hội nông dân thôn Vân Côn, ông Nguyễn Đình Mậu - Cựu trưởng thôn những năm sau khi xảy ra vụ xô sát cùng rất nhiều những người dân có đất xung quanh nơi xảy ra sự vụ được trực tiếp chứng kiến chiều ngày 19/7/2003… đã cam đoan và khẳng định rằng không có hành vi chém nhau, người bị hại không bị chém mà chạy và bị ngã.


Kết luận giám định pháp y được gia đình bị hại tự đi làm và nộp cho công an xã.

Kết luận giám định pháp y được gia đình bị hại tự đi làm và nộp cho công an xã.

Họ đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng nếu cần làm sáng tỏ sự thật vụ án. Hiện nay, vụ án này Văn phòng luật sư Hoàng Hưng cũng thiện nguyện cùng các đồng nghiệp của một số tổ chức hành nghề luật sư khác thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội bào chữa miễn phí cho các bị cáo tại cấp phúc thẩm.

Tôi cũng như các Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh, Dương Trung Quốc và Ban Dân nguyện của Quốc hội đều thực hiện trách nhiệm của người đại biểu trước nhân dân. Còn vấn đề xét xử thuộc thẩm quyền Tòa án, chúng tôi không can thiệp và cơ quan xét xử sẽ có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho đại biểu chúng tôi, theo quy định.”

Được biết, ngày 11/8/2017, Văn phòng Chính phủ cũng đã có văn bản số 8454/CPCP-V.I chuyển đơn thư của công dân đến Tòa án nhân dân Tối cao trong đó có đơn kêu oan của hai bị cáo Quý - Thúy.

Ngày 14/8/2017, Tòa án nhân dân Tối cao có văn thư số 325/TANDTC-BTTr chuyển đơn kêu oan của hai anh em bị cáo này cho Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Dư luận đang trông chờ phiên tòa xét xử vụ án và hy vọng sẽ nhận được sự quan tâm giám sát hết sức trách nhiệm của những người đại biểu của dân và vì dân, đặc biệt là sự quan tâm giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội để vụ án được làm sáng tỏ, tránh oan sai cho người vô tội.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.

Anh Thế