Bạn đọc viết:

Khi người Hàn thưởng thức Tết Việt

(Dân trí) - "Là người con xa quê hương, cứ mỗi đợt Tết đến lòng lại xôn xao xúc cảm. Tết của người Việt, với những con người thân thiện đã cho tôi ấm lại, xua tan nỗi nhớ quê hương da diết", Chang Sung-Taek, chàng thanh niên Hàn Quốc có nhiều năm đón Tết Việt chia sẻ.

Tôi đã sống ở Việt Nam 11 năm và đa số Tết mọi năm, tôi ăn Tết ở Việt Nam. Tôi thấy rằng ăn Tết ở Việt Nam rất lớn so với Hàn Quốc. Tết Việt Nam và tết Hàn quốc có nhiều điểm giống nhau và khác nhau.

Tết Việt Nam là một dịp lễ lớn nhất ở Việt Nam trong suốt một năm. Trước đây, khi mới sang Việt Nam, tôi tưởng ai cũng sẽ mặc áo dài trong dịp Tết vì bên Hàn Quốc theo truyền thống là dịp Tết mặc “hanbok" (áo truyền thống của Hàn Quốc)”. Nhưng thực tế tôi không tìm thấy được áo dài vào dịp tết ở Việt Nam.

Khi người Hàn thưởng thức Tết Việt

Chang Sung-Taek đã tự lái xe xuyên Việt để thưởng thức những nét văn hóa độc đáo và vẻ đẹp ở những vùng miền Việt Nam.

Như phong tục lì xì trong dịp tết của Việt Nam, Hàn Quốc cũng có phong tục đó, có điểm khác nhau là bên Hàn Quốc thì những người lớn nào đã có gia đình rồi mới mừng tuổi cho những người ở lứa tuổi là học sinh, sinh viên khi những người đó làm "Saebae" để thể hiện sự tôn trọng của mình đối với người lớn.

Bên Hàn Quốc thì không đi chúc tết nhà người khác như Việt Nam. Chỉ họ hàng tụ tập đến nhà của con trai trưởng và ăn tết cùng với gia dình. Tôi thấy đi chúc tết nhà của bạn bè hàng xóm như Việt Nam rất là tình cảm vì những lần tôi đi chúc tết tôi cảm nhận được nhiều sự quan tâm và tình cảm của gia đình bạn bè.

Trong suốt năm, mọi người có thể xa nhà bận việc học, kiếm tiền... nhưng dịp tết về quê gặp nhau vừa kể lại những việc xảy ra của năm vừa tâm tình câu truyện. Tôi thấy điều này rất ý nghĩa và ấn tượng.

Tết Việt Nam ăn bánh chưng, bên Hàn Quốc ăn Tteokguk (canh bánh gạo). Tteokguk là một món ăn truyền thống Hàn Quốc. Trong dịp tết của Hàn Quốc, nhà nào cũng nấu Tteokguk và ăn vào sáng của mùng 1 tết âm lịch. Nếu bạn ăn xong phần Tteokguk của bạn, điều đó có nghĩa bạn già đi 1 tuổi.

Trong mắt người Hàn Quốc, người Việt Nam đi mua sắm đồ chuẩn bị Tết trong khá là hấp dẫn. Có người thì đi mua các loại cây sắm để nhà, có người thì mua những đồ điện tử để mang về nhà quê cho bố mẹ. Tôi thấy sát dịp Tết, nhiều cửa hàng bán hoa mai, hoa đào, cây quất bán ở ngoài đường...

Khi tôi nhìn thấy các cửa hàng bắt đầu bán cây thì tôi cảm giác là sắp Tết rồi. Nếu như sát Tết mà vẫn chưa thấy khung cảnh này thì dường như tôi chưa cảm giác rõ được không khi Tết ở Việt Nam.

Vẻ đẹp Việt Nam được Chang Sung-Taek chụp lại.
Vẻ đẹp Việt Nam được Chang Sung-Taek chụp lại.
Vẻ đẹp Việt Nam được Chang Sung-Taek chụp lại.

Vẻ đẹp Việt Nam được Chang Sung-Taek chụp lại.

Nhiều bạn bè người nước ngoài của tôi cố gắng ở lại Việt Nam ăn Tết vì trừ Việt Nam, Hàn Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản... thì nhiều nước khác không có tết âm lịch. Nên các bạn muốn ở lại Việt Nam để thử và cảm nhận tết của Việt Nam. Rất nhiều bạn bè người nước ngoài đã thử tết ở Việt Nam và rất thích ăn tết tiếp tục ở Việt Nam vì họ có thể dung hòa được với gia đình Việt Nam và thử được rất nhiều phong tục Tết nguyên đán của Việt Nam.

Nếu bạn người nước ngoài nào mà đã sống ở Việt Nam một thời gian thì ai cũng đã nghe đến câu “không được làm thế vì kiêng!” Tôi thấy tết Việt Nam có nhiều thứ phải kiêng và tránh. Người Việt Nam tin rằng ngày đầu tiên của năm không cẩn thận thì sẽ bị vận đen cả năm. Chính vì vậy, họ cẩn thận hơn mọi khi. Điều này đối với người nước ngoài thì hơi lạ. Nếu các bạn có bạn người nước ngoài và gặp nhau trong dịp Tết thì các bạn nên giải thích cho các bạn người nước ngoài thì sẽ dễ hiểu hơn.

Vẻ đẹp Việt Nam được Chang Sung-Taek chụp lại.
Vẻ đẹp Việt Nam được Chang Sung-Taek chụp lại.
Vẻ đẹp Việt Nam được Chang Sung-Taek chụp lại.

11 năm sống tại Việt Nam, Chang Sung-Taek đón Tết Việt trong xúc cảm của một người Việt thực thụ.

Nhiều năm ăn Tết ở Việt Nam nhưng tôi vẫn phải học nhiều phong tục tập quán Tết truyền thống của Việt Nam. Phong tục tập quán tết của Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Đi vào mọi địa phương có thể nhìn thấy được một số phong tục hơi khác nhau.

Tôi mong nhiều bạn người nước ngoài nói chung và người Hàn Quốc nói riêng sang Việt Nam có cơ hội thưởng thức Tết cổ truyền của Việt Nam.

Chúc mừng năm mới!! 
 
Chang Sung-Taek

Ngày tháng năm sinh: 22/2/1989

Thời gian sinh sống tại Việt Nam: 11 năm

Nghề nghiệp: Sinh viên - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Giám đốc đại diện - Công ty TNHH Immanuel

Quản lý - tổ chức phi chính phủ Good People International(G.P.I)

 


Chang Sung-Taek