3 phút cùng luật sư: Có thể ngồi tù vì trốn nghĩa vụ quân sự!

(Dân trí) - Hành vi trốn nghĩa vụ quân sự không những bị xử phạt hành chính mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Những thanh niên là công dân Việt Nam khi tới độ tuổi nhập ngũ cần phải thực hành nghĩa vụ quân sự. Nhưng vi hoàn cảnh gia đình hay vì những quan điểm cá nhân của các bậc cha mẹ mà một số trường hợp đã có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự. 

Vậy hành vi trốn nghĩa vụ quân sự có được xem là vi phạm pháp luật hay không? Chương trình 3 phút cùng Luật sư mời bạn đọc gặp gỡ luật sư Lam Điền.

Trốn nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử lý thế nào?

Hành vi trốn nghĩa vụ quân sự có vi phạm pháp pháp luật không? Khung hình phạt cụ thể? 

Ls. Lam Điền: Khi có hành động trốn thực hiện 1 nghĩa vụ bắt buộc trong luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì đã bị xem là vi phạm pháp luật. Hành vi này bao gồm trốn tránh lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự, lệnh gọi đi khám sức khỏe để đăng ký nghĩa vụ quân sự, lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung. Những hành vi này được xem là những hành vi trốn tránh trách nhiệm và là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự có thể bị xử phạt hành chính hay nặng hơn, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 332 của Bộ Luật Hình sự hiện hành.

Có những người trốn tránh bằng cách làm giả kết quả khám sức khoẻ. Vậy nếu sự việc bại lộ, nhân viên và đơn vị làm giả giấy khám sức khoẻ có phải chịu trách nhiệm không?

Ls. Lam Điền: Việc thực hiện và cung cấp cho người khác những loại giấy khám sức khỏe không đúng với tình trạng sức khỏe thực sự của đương sự nhằm để trốn tránh nghĩa vụ quân sự được xem là vi phạm pháp luật.

Hành vi này không chỉ đơn thuần bị xử phạt vi phạm hành chính mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả tài liệu, con dấu của các cơ quan tổ chức khác, được quy định tại Điều 341 hoặc Điều 334 của Bộ Luật Hình sự.

Mức phạt dành cho việc trốn nghĩa vụ quân sự

Có nhiều ý kiến cho rằng, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự nên dựa trên tinh thần tự nguyện thay vì bắt buộc. Ở góc độ cá nhân, luật sư có ý kiến gì về vấn đề này?

Ls. Lam Điền: Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quân sự ở các quốc gia đều là bắt buộc, không thể dựa trên tinh thần tự nguyện của người dân. Vì nếu hòan toàn dựa trên tinh thần tự nguyện của người dân thì sẽ không bao giờ đá ứng đủ 1 lực lượng dự bị cần thiết khi phát sinh chiến tránh hay những nhu cầu khác của quốc gia.

Trên thực tế, không ai muốn dành thời gian của mình để ở trong quân ngũ ít nhất từ 1-2 năm (tùy theo pháp luật của mỗi quốc gia). Bởi điều này có thể sẽ làm gián đoạn việc học, sinh hoạt hay con đường sự nghiệp của mỗi người. Vì thế không riêng gì Việt Nam mà tại các nước khác như Hoa Kỳ, việc thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ quân sự là bắt buộc. 

Vì những lý do kể trên, tôi cho rằng những thanh niên đến độ tuổi quy đinh (từ 18 đến 26 tuổi) nên chuẩn bị tinh thần sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, vì việc này là phục vụ cho lợi ích quốc gia.

Thư Quỳnh - Nguyễn Quang