1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Tranh luận về tăng tuổi nghỉ hưu, Tết Nguyên đán không nghỉ bù, giờ làm việc…

(Dân trí) - Sự quan tâm không nhỏ của bạn đọc trong tuần qua tập trung về các nội dung mới của Dự thảo sửa đổi Luật Lao động, như: Tăng tuổi hưu, Tết Nguyên đán không nghỉ bù, điều chỉnh giờ làm việc, tăng khung thời gian làm thêm, bổ sung 1 ngày nghỉ lễ trong năm…

Tranh luận về tăng tuổi nghỉ hưu, Tết Nguyên đán không nghỉ bù, giờ làm việc… - 1

Tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021 theo lộ trình nào?

Trong dự thảo Tờ trình sửa đổi Luật Lao động được công bố tối 28/4, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho rằng phương án 1: Tăng thêm tuổi hưu của nam 3 tháng/năm và nữ 4 tháng/năm kể từ ngày 1/1/2021 là phù hợp, tránh gây sốc với người lao động và doanh nghiệp. 

Phương án 1: Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Phương án 2: Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 4 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi... (chi tiết).

Đề xuất Ngày 27/7 là ngày nghỉ lễ thứ 11 trong năm

Theo Bộ LĐ-TB&XH, việc bổ sung Ngày 27/7 trở thành 1 ngày nghỉ lễ được dựa trên căn cứ sau: Ngay từ năm 1947, thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc chọn ngày kỷ niệm Thương binh, liệt sỹ và bảo vệ công tác thương binh liệt sỹ, ngày 27 tháng 7 hàng năm được Trung ương lựa chọn làm ngày Thương binh, liệt sỹ.

“Ngày 27/7 hằng năm đã trở thành biểu tượng văn hóa dân tộc Việt Nam, biểu thị lòng tri ân, bày tỏ nghĩa tình sâu nặng của con cháu đối với những Người có công với đất nước và thể hiện truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam: "Uống nước nhớ nguồn". Thêm vào đó, truyền thống "Ăn quả nhớ Người trồng cây", "tôn sư trọng đạo", "Tri ân" những người giúp đời, giúp người luôn thấm đẫm trong suy nghĩ và hành động của nhân dân ta” - đề dẫn của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung... (cụ thể).

Tết Nguyên đán sẽ không còn nghỉ bù, thống nhất giờ làm việc trong toàn quốc

Về thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, Dự thảo Luật Lao động sửa đổi đang đề xuất việc không nghỉ bù dịp Tết Nguyên đán. Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng kỳ nghỉ Tết Âm lịch của Việt Nam còn dài so với một số quốc gia trong khu vực, có thể làm ảnh hưởng gián đoạn kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gia công sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu hiệu quả thực hiện công việc không cao sau khi trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết dài…

Bên cạnh phương án giờ làm việc như hiện nay, Dự thảo cũng đề xuất việc thống nhất phương án về giờ làm việc của công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Cụ thể: Thời gian làm việc dự kiến là từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút (trừ những đơn vị hoặc bộ phận phải thường trực 24/24 giờ... (xem thêm).

Nới khu giờ làm thêm từ 300 lên 400 giờ/năm

Dự thảo sửa đổi Luật Lao động đề xuất mở rộng khung làm thêm giờ từ 300 giờ thành 400 giờ trong một số trường hợp đặc biệt và có sự đồng ý của người lao động. 

Giải thích thêm về việc mở rộng khung giờ làm thêm, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: “Điều này nhằm đáp ứng 3 lý do chính: Nhu cầu sử dụng lao động và tăng sự linh hoạt trong bố trí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người lao động và góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi tiền lương của NLĐ; Phản ánh đúng xu thế của quốc tế”.

Trên thực tế, các doanh nghiệp dệt may, da giày, chế biến thủy sản, lắp ráp linh kiện điện tử... thường phải tổ chức làm thêm giờ trong những tháng cao điểm để hoàn thành tiến độ đơn hàng. Điều này dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong nước về giới hạn làm thêm giờ trong khi chưa vi phạm tiêu chuẩn của nhãn hàng... (chi tiết).

Tranh luận của hàng ngàn bạn đọc

Nhiều ý kiến tranh luận của bạn đọc về các đề xuất không nghỉ bù Tết Nguyên đán, giờ làm việc, bổ sung thêm 1 ngày nghỉ lễ trong năm…

Đa số các ý kiến chia thành 2 nhóm quan điểm: Đồng ý và không đồng ý với đề xuất mới. (chi tiết).

Bên cạnh đó, một số ý kiến liên quan của bạn đọc cũng làm rõ hơn nhiều vấn đề được đề cập. (cụ thể).

Hoàng Mạnh tổng hợp