1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Thị trường XKLĐ Đài Loan: Phạt nặng việc thu phí dịch vụ cao và bỏ trốn

Tại Đài Loan (Trung Quốc), lao động VN đi làm việc theo hợp đồng hiện có khoảng 164.000 người, chiếm gần 30% thị phần lao động nước ngoài. Nhu cầu tuyển nhiều, nhưng thị trường Đài Loan đang gặp phải tình trạng doanh nghiệp XKLĐ thu phí vượt mức quy định và lao động VN bỏ trốn nhiều.


Lương tháng của lao động làm khán hộ công không dưới 17.000 Đài tệ

Lương tháng của lao động làm khán hộ công không dưới 17.000 Đài tệ

Đây là nội dung được bàn thảo tại cuộc hội thảo giữa Bộ LĐ-TB&XH và hơn 110 doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động sang thị trường này sáng 13/11 tại Hà Nội.

Hàng chục ngàn lao động bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, tính đến cuối năm 2014 số LĐ VN bỏ trốn là hơn 24.000 người. Từ đầu năm 2015 đến nay, số LĐ bỏ trốn ra ngoài tăng gần đôi so với năm 2014. Nếu như trước đây mỗi tháng có 600 LĐ bỏ trốn, thì từ đầu năm đến nay tính trung bình mỗi tháng có khoảng 1.100 LĐ bỏ trốn.

Tình trạng lao động bỏ hợp đồng gia tăng mạnh so với năm 2013 và 2014, cho thấy doanh nghiệp có dấu hiệu buông lỏng quản lý đối với người lao động.

Trong khi đó, việc thu phí cao đang diễn ra nhiều. Thậm chí có doanh nghiệp thu tới 7.000 USD/người, trong khi quy định chỉ được thu 4.000 USD/người.

Đánh giá của Cục Quản lý lao động ngoài ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho thấy: Tình trạng doanh nghiệp mở các đầu mối hoạt động mà không đăng ký, tuyển dụng qua nhiều trung gian, đào tạo bồi dưỡng kiến thức lao động thiếu nghiêm túc còn nhiều.

Nhiều doanh nghiệp XKLĐ vẫn để cá nhân, tổ chức khác mượn danh đưa lao động đi hoặc để tổ chức nước ngoài “núp bóng” hoạt động.

Những điều trên có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ XKLĐ trong năm 2016.

Đại diện Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu các doanh nghiệp phải thu phí đúng quy định, Thanh tra Bộ sẽ tăng cường kiểm tra và phạt nặng các doanh nghiệp thu phí cao và đào tạo không đảm bảo chất lượng.

Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ công khai trên website của Cục danh sách doanh nghiệp và các chi nhánh được phép tuyển dụng và đào tạo lao động. Các doanh nghiệp phải khống chế tỷ lệ bỏ trốn, nếu quá cao thì Bộ LĐ-TB&XH sẽ tạm dừng hoặc rút giấy phép của doanh nghiệp.

Thị trường XKLĐ Đài Loan: Phạt nặng việc thu phí dịch vụ cao và bỏ trốn - 2

Tăng xử phạt nặng

Thông qua hội thảo, Bộ LĐ-TB&XH đã đề nghị các doanh nghiệp XKLĐ thực hiện nghiêm túc các quy định.

Mỗi doanh nghiệp chỉ được giao nhiệm vụ và ủy quyền cho 3 chi nhánh có trụ sở đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau và khác với trụ sở chính của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp và mỗi chi nhánh của doanh nghiệp chỉ được tổ chức tuyển chọn đào tạo ở một địa điểm tại tỉnh, thành phố mà doanh nghiệp hoặc chi nhánh đăng ký đặt trụ sở và phải báo cáo Cục để đưa công khai lên Website của Cục QLLĐNN

Bộ LĐ-TB&XH tổ chức kiểm tra đối với người lao động dự kiến xuất cảnh, trường hợp phát hiện lao động không được đào tạo đủ thời lượng, nội dung, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 32 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Trường hợp có đủ căn cứ việc doanh nghiệp chưa đào tạo đã đưa lao động đi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 32 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Về tính trạng thu phí cao hơn quy định. Bộ LĐ-TB&XH sẽ tăng cường công tác xử lý khiếu nại của lao động bị thu phí cao. Nếu doanh nghiệp khhông tuyển chọn trực tiếp, không thu tiền trực tiếp, thu phí quá quy định, Bộ LĐ-TB&XH sẽ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và dừng hoạt động của doanh nghiệp nếu bị khiếu nại nhiều.

Phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội XKLĐ để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt hành chính khi có vi phạm

Ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp đối với tình hình lao động bỏ trốn nhằm nâng cao chất lượng tuyển chọn và công tác quản lý của doanh nghiệp trên cơ sở khống chế tỷ lệ lao động bỏ trốn bình quân theo thời kỳ.

Hoàng Mạnh