1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Tại sao bạn nên làm công việc tình nguyện?

(Dân trí) - Làm tình nguyện cho một tổ chức từ thiện mang lại nhiều lợi ích rõ ràng như: giúp đỡ người khó khăn, cống hiến cho xã hội, gặp gỡ những con người mới… Bên cạnh đó, khía cạnh nghề nghiệp của bạn cũng sẽ thuận lợi hơn. Bạn có thể đạt được những điều sau:

1. Phát triển các kĩ năng mới

Tình nguyện có thể là một cách tích cực để tìm hiểu và đào tạo sâu hơn trong lĩnh vực bạn quan tâm mà công việc hiện tại hoặc trước đó không đáp ứng được. Ngoài ra, nếu bạn cần thêm kinh nghiệm cho một công việc đặc biệt hoặc cho sự thăng tiến, làm tình nguyện có thể là hướng giải quyết hợp lí bởi bạn sẽ củng cố cũng như phát triển các kĩ năng mới. Ví dụ:

 

- Quản lí dự án - khi bạn đã quen tổ chức sự kiện hay các hoạt động gây quỹ

 

- Kĩ năng bán hàng - bởi bạn thường xuyên liên lạc với mọi người để kêu gọi đóng góp hoặc tuyển dụng tình nguyện viên

 

- Quản lí một nhóm - bởi nhiều dự án yêu cầu làm việc theo nhóm và bạn có thể thử sức mình với vai trò trưởng nhóm

 

2. Gặp gỡ các liên lạc mới cho mạng lưới quan hệ

Hoạt động tình nguyện là cơ hội để bạn tiếp xúc với nhiều liên lạc mới. Chắc hẳn trong số đó sẽ có những người chuyên nghiệp giúp bạn học hỏi nhiều điều. Nếu chọn vai trò tình nguyện liên quan tới công việc mơ ước của mình, bạn có thể gặp gỡ với những người có cùng sở thích, đam mê hoặc có công việc như bạn muốn. Họ có thể đưa ra những lời khuyên bổ ích và giúp bạn đạt được công việc trong mơ của mình.

 

3. Ghi thêm điểm với nhà tuyển dụng

Ngày nay, nhiều công ty thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội cao của mình thông qua các hoạt động từ thiện. Nếu bạn đang làm việc cho các công ty như vậy, hoạt động tình nguyện sẽ giúp bạn được đánh giá cao hơn đồng thời thể hiện sự phù hợp với văn hoá công ty. 

Ngoài ra, làm tình nguyện còn khiến ứng viên nổi bật một cách tích cực bởi nhà tuyển dụng đánh giá cao cảm xúc và sự quan tâm tới cộng đồng. Nó cũng là nguồn bổ sung đáng kể vào sơ yếu lí lịch và kinh nghiệm của nhân viên.

 

4. Lấp lỗ hổng tuyển dụng

Kinh nghiệm tình nguyện cũng là một kinh nghiệm nghề nghiệp. Do đó, hãy liệt kê công việc, tên tổ chức và thời gian bạn hoạt động tình nguyện trong sơ yếu lí lịch của mình. Lưu ý là thay vì sử dụng chức danh tình nguyện viên, hãy đề chức vụ của của bạn là “Cộng tác viên dự án”, nó thể hiện sự chuyên nghiệp hơn. Hơn thế nữa, hãy đề cập ngắn gọn tới những thành công, kết quả hoặc phần thưởng bạn đạt được trong quá trình giống như với bất cứ công việc nào khác.

Dành thời gian để đạt được những kĩ năng mới và giúp cộng đồng, kể cả khi đang tìm việc hoặc đã được tuyển dụng nhấn mạnh sự năng nổ, sẵn sàng học hỏi những điều mới và nhiều hơn thế nữa của bạn.

 

5. Tạo thêm động lực

Từ thiện sẽ làm bạn tăng thêm sự tự tin và nâng cao giá trị bản thân. Tình nguyện viên là trụ cột của bất cứ tổ chức phi lợi nhuận nào. Bằng cách giúp đỡ những người khác, bạn sẽ có cảm giác " Mình đang làm cho thế giới tốt đẹp hơn". Do đó, bạn sẽ lạc quan hơn và có thêm động lực hơn cho những hoạt động của chính mình.

 

Vũ Vũ

Theo Yahoo