1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Microsoft đã "chữa bệnh" làm quá sức của người Nhật như thế nào

Sáng kiến mới này của Microsoft đã giúp Nhật Bản giải quyết một vấn đề lớn của quốc gia hiện nay: Làm việc quá sức nhưng kém hiệu quả.

Microsoft đã chữa bệnh làm quá sức của người Nhật như thế nào - 1

Vào những năm 1980, khi nền kinh tế Nhật Bản đang phát triển với tốc độ chóng mặt, quốc gia này từng là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, được dự đoán sẽ nhanh chóng thế chỗ của Hoa Kỳ để dẫn đầu toàn cầu.

Nhưng điều đó đã không xảy ra. Đầu những năm 1990, nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu hạ nhiệt và trì trệ kéo dài tới tận ngày nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, ví dụ như cuộc chiến thương mại với Mỹ, sự cạnh tranh từ Trung Quốc hay lực lượng lao động già.

Nhưng một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là công nhân Nhật Bản tuy làm việc chăm chỉ, tuy nhiên, lượng công việc hoàn thành lại rất ít. Có nhiều trường hợp công nhân Nhật Bản làm việc liên tục trong thời gian quá dài và chết vì công việc.

Chính vì thế, Microsoft đã thử giải quyết vấn đề này với chương trình Work Life Choice Challenge (thử thách chọn lựa cách thức làm việc). Ra mắt vào tháng 8 năm ngoái, chương trình này đã khuyến khích các công ty đóng cửa ngày thứ 6, bắt nhân viên phải nghỉ thêm 1 ngày hàng tuần.

Bên cạnh đó, thời gian họp của nhân viên cũng được cắt giảm. Mỗi cuộc họp không được quá 30 phút. Các nhân viên ở Nhật cũng bắt đầu phải sử dụng một ứng dụng nhắn tin trực tuyến nhằm loại bỏ hoàn toàn các cuộc họp - một phần quan trọng trong truyền thống kinh doanh của người Nhật Bản.

Microsoft đã chữa bệnh làm quá sức của người Nhật như thế nào - 2

Với người Nhật, các cuộc họp thường diễn ra cả ở nơi làm việc lẫn ngoài giờ, diễn ra cả tại các bữa tiệc và buổi nhậu. Họ cho rằng như thế sẽ cải thiện giao tiếp và củng cố văn hóa công ty. Nhưng chính văn hóa này lại dần khiến cho nhân viên nghiện rượu, thay vì dành thời gian cho các hoạt động giải trí và gia đình.

Microsoft là công ty đầu tiên thử nghiệm các chính sách khác nhau nhằm khuyến khích mọi người làm việc ít hơn. Trước đây, các công ty Nhật và thậm chí các trường đại học hay cơ quan chính phủ Nhật cũng có các chương trình trả lương cho nhân viên để nghỉ phép. Nhưng không có chính sách nào trong số này quyết liệt đến mức đóng cửa văn phòng hoàn toàn, theo cách của Microsoft, vì vậy nhân viên vẫn không thể nghỉ phép như mong muốn.

Sau 1 năm triển khai, kết quả của Microsoft thu được cho thấy sự gia tăng đáng kể năng suất lao động của công ty. Doanh số Microsoft trên mỗi nhân viên tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Công nhân nay đã có thể làm ít hơn mà hiệu quả lại cao hơn, khác với hình ảnh "làm tới chết" mà thế giới vẫn nghĩ về Nhật Bản lâu nay.

Theo Quân Bảo/Diễn đàn Doanh Nghiệp