1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Hơn 800 tác phẩm tham gia cuộc thi viết về chủ đề thương binh liệt sĩ

(Dân trí) - “Cuộc thi dù chỉ được phát động trong 6 tháng nhưng đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà thơ và các cây bút chuyên nghiệp. Ban tổ chức chọn trao giải cho 42/800 tác phẩm dự thi, trong đó có nhiều tác phẩm chưa từng công bố lần nào…”


Bà Trương Thị Mai - Trưởng Ban Dân vận trung ương, trao bằng khen tới các tác giả nhận giải Tôn vinh.

Bà Trương Thị Mai - Trưởng Ban Dân vận trung ương, trao bằng khen tới các tác giả nhận giải Tôn vinh.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung phát biểu tại Lễ trao giải cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài Thương binh liệt sĩ, người có công Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2017). Chương trình do Bộ LĐ-TB&XH và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức chiều 17/7 tại Hà Nội.

Đánh giá về các tác phẩm đoạt giải, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, các tác phẩm được chọn trao giải đã phản ánh quá trình hoạt động và chiến đấu của bộ đội trong suốt 70 năm, từ năm 1947 tới 2017, gắn bó với cá cuộc chiến tranh giải phóng, trong đó nổi bật là hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ.

"Đặc biệt là người thương binh, liệt sĩ và các tấm gương dũng cảm trong chiến đấu cách mạng đã có sức hiện hữu và trường tồn với thời gian. Qua các tác phẩm toát lên sự tôn vinh và biết ơn tới các thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.


Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao bằng khen và hoa tới các tác giả đoạt giải.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao bằng khen và hoa tới các tác giả đoạt giải.

Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, sự tham gia đông đảo của các nhà văn, nhà thơ tới cuộc thi viết về đề tài thương binh, liệt sỹ thể hiện thông qua nhiều thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, ký sự, thơ, trường ca và biên khảo.

Tổng kết cuộc thi, Ban tổ chức đã trao 42 giải thưởng thuộc nhiều thể loại sáng tác văn xuôi, thơ. Các tác phẩm đoạt giải được thể hiện bằng nhiều cách tiếp cận hiện thực khác nhau.

Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, có tác phẩm là những áng văn được trau chuốt kỹ lưỡng đến từng con chữ, lại có những tác phẩm để mộc như một dạng nhật ký hay những ghi chép nhưng xúc động đến mức ám ảnh.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa khẳng định: “Các tác phẩm được giải là một bức tranh thu nhỏ của Cách mạng Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Các tác phẩm được tôn vinh và trao giải hy vọng sẽ đến với bạn đọc và nhắc nhở chúng ta sống và làm việc xứng đáng với quá khứ…”

Phần văn xuôi:

Giải nhất: (03 giải). Tác giả: Hoàng Đình Quang, tên tác phẩm: Những ngôi sao của mẹ; Tác giả: Hồ Duy Lệ, tên tác phẩm: Dặm đường gian truân; Tác giả: Nguyễn Tam Mỹ, tên tác phẩm: Máu và tội ác

Giải nhì: (06 giải). Tác giả: Trần Huy Quang, tên tác phẩm: Thánh ca Truông Bồn; Tác giả: Nguyễn Văn Tầu, tên tác phẩm: Sài Gòn, xuân Mậu Thân 1968; Tác giả: Nguyễn Phương Diện, tên tác phẩm: Điện Biên Phủ trên không; Tác giả: Triệu Bôn, tên tác phẩm: Nhật ký đi B; Tác giả: Nguyễn Trọng Tân, tên tác phẩm: Thư về quá khứ; Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hải, tên tác phẩm: Trần Quốc Hương- Người chỉ huy tình báo.

Phần Thơ:

I. Giải nhất: Không có

II. Giải nhì: (02 giải). Tác giả: Nguyễn Hữu Quý, tên tác phẩm: Những hồi chuông màu đỏ ( Thơ và Trường ca); Tác giả: Dương Tam Kha, tên tác phẩm: Anh hùng Lò Văn Giá ( Trường ca).

Hoàng Mạnh

Tin liên quan:

Khánh thành giai đoạn 1 Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma

Sáng 15/7, tại Khánh Hoà, Tổng LĐLĐ VN phối hợp cùng UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức khánh thành giai đoạn 1, Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma tại bắc bán đảo Cam Ranh, Khánh Hòa. Dự lễ có 300 đại biểu cùng thân nhân 64 gia đình liệt sĩ Gạc Ma.

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma có khoảng 300 đại biểu, lãnh đạo các đơn vị. Ngoài ra, buổi lễ cũng có sự hiện diện của 64 gia đình liệt sĩ Gạc Ma cùng nhiều cựu binh Trường Sa. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện với tinh thần khẩn trương, tâm huyết, trách nhiệm, Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma đã hoàn thành giai đoạn 1, với mong muốn như một biểu tượng của lòng yêu nước, ý chí quật cường của quân và dân ta, biểu tượng của tình đoàn kết dân tộc. Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN, công trình tưởng niệm chưa hoàn thành nhưng đã có nhiều người là đồng đội, thân nhân, người dân đến đây thăm viếng. Có thể nói, đây như là một công trình của sự hội tụ những tấm lòng luôn hướng về 64 bông hoa biển bất tử. Sau nghi lễ cắt băng khánh thành, các đại biểu cùng thân nhân các gia đình liệt sĩ đã đi tham quan toàn bộ khu tưởng niệm, thăm bảo tàng, nơi trưng bày các kỷ vật do gia đình hiến tặng, trồng cây xanh lưu niệm…

L.H

An táng hàng trăm hài cốt liệt sĩ hi sinh tại sân bay Biên Hoà

Sáng 12/7, tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đồng Nai đã diễn ra lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ hy sinh trong trận đánh sân bay Biên Hòa vào đêm 31/1/1968. Theo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai, căn cứ nguồn tin của các cựu chiến binh tiểu đoàn 1/U1 Biên Hòa và trung đoàn 4, sư đoàn 5, quân khu 7 là những người trực tiếp tham gia chiến đấu đêm 31/1/1968 tại sân bay Biên Hòa. Cùng với những thông tin từ 2 cựu chiến binh Mỹ là ông Bob Connor và ông Martin Estrones cung cấp, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai đã tiến hành tìm kiếm các liệt sĩ tại sân bay này.

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai đã tổ chức tìm kiếm hố chôn tâp thể liệt sĩ từ 8h ngày 18/3 đến 17h ngày 17/5 với diện tích tìm kiếm khoảng 3,5ha. Vào sáng ngày 13/4/2017, lực lượng tìm kiếm phát hiện hố chôn tập thể liệt sĩ tại khu vực vườn tràm trên hướng Đông sân bay Biên Hòa. Qua quá trình khai quật hố chôn hài cốt tập thể liệt sĩ, đã tìm thấy nhiều phần hài cốt liệt sĩ và di vật. Do mộ tập thể liệt sĩ chôn cất gần 50 năm nên xương cốt liệt sĩ gần như phân hủy mục nát thành đất, lẫn lộn vào nhau, không thể xác định được số lượng hài cốt liệt sĩ và không thể sắp xếp theo từng bộ hài cốt liệt sĩ. Tỉnh Đồng Nai phải tổ chức an táng vào một ngôi mộ chung tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh và khắc tên liệt sĩ vào bia chung để tưởng nhớ tri ân các anh hùng liệt sĩ.

K.C