Giao lưu trực tuyến: Ai sẽ được hưởng lợi từ gói an sinh 62.000 tỷ đồng?

(Dân trí) - Việc chi gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng cho 20 triệu người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đang là mối quan tâm của toàn xã hội, nhằm đảm bảo sự công khai, minh bạch, đúng người và kịp thời nhất.

Giao lưu trực tuyến: Ai sẽ được hưởng lợi từ gói an sinh 62.000 tỷ đồng? - 1

Chính từ những yêu cầu trên, nhiều thắc mắc chính đáng đang được đặt ra về việc thực hiện công khai và minh bạch việc chi? Mức chi trả và ai sẽ được hưởng? Việc chi dựa trên nguyên tắc nào? Trách nhiệm của các cấp chính quyền và Mặt trận Tổ quốc các cấp trong việc giám sát ra sao?…Tất cả sẽ được giải đáp tại Giao lưu trực tuyến: “Ai sẽ được hưởng lợi từ gói an sinh 62.000 tỷ đồng?”.

Buổi giao lưu sẽ được tổ chức vào hồi 9h ngày 8/5 tại trụ sở Báo điện tử Dân trí, chương trình được thực hiện giữa Bộ LĐ-TB&XH và Báo điện tử Dân trí.

Trước đó, chỉ trong một thời gian ngắn, cả thế giới đều bàng hoàng vì tác động khủng khiếp của đại dịch Covid-19 tới nhiều lĩnh vực của. Việt Nam cũng không nằm ngoài tác động này.

Trong lĩnh vực lao động việc làm, Bộ LĐ-TB&XHXH ước tính trên 250.000 lao động trong doanh nghiệp sẽ bị mất việc làm và hàng triệu lao động bị ngừng việc trong quý 2/2020, nếu diễn biến dịch tiếp diễn như tháng 4.

Tính tới ngày 5/5, 40/63 tỉnh thành đã chi tiền trên 20.000 tỷ đồng, riêng đối tượng cơ bản là người có công với cách mạng, người nhận bảo trợ xã hội, người nghèo cận nghèo đã nhận được hơn 12.400 tỷ đồng. Tổng đài 111 của Bộ LĐ-TB&XH đã tiếp nhận hơn 50.000 lượt điện thoại đề nghị giải đáp về gói an sinh 62.000 tỷ đồng.

Theo dự đoán của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), cuối quý 2/20202, ảnh hưởng của dịch Covid-19 có thể làm hơn 10 triệu lao động VN bị giảm giờ làm, giảm lương và mất việc. 

Trước những khó khăn trên, Chính phủ đã kịp thời ban hành những quyết sách nhằm khắc phục và hỗ trợ đời sống dân sinh.

Điển hình là Nghị quyết 42/2020/NQ-CP và Quyết định 15/QĐ-TTg của Chính phủ với việc ban hành gói hỗ trợ lên tới 62.000 tỷ đồng, chưa từng có tiền lệ.

Nghị quyết 42/NQ-CP/NQ-CP đã hướng tới 8 nhóm người dân trong xã hội được hỗ trợ, tương ứng với khoảng 20 triệu người dân bị ảnh hưởng nặng nghề và giảm thu nhập sâu nhất.

Chỉ sau khi được ban hành 1 thời gian ngắn, các địa phương đã khẩn trương rà soát, lập danh sách và chi trả bước đầu tới một số nhóm người dân.

Tuy nhiên, do gói an sinh 62.00 tỷ đồng chưa có tiền lệ về chi trả cũng như số tiền rất lớn, nên công tác triển khai cũng dựa trên những nguyên tắc chưa có tiền lệ.

Chính vì vậy, mối quan tâm của dư luận xã hội tới chương trình là điều dễ hiểu.

Nhiều thắc mắc được gửi tới Báo Dân trí nhằm tìm hiểu về nguyên tắc rà soát, xác minh và lập danh sách người nhận hỗ trợ ra sao? Làm sao để đảm bảo sự công khai, minh bạch trong việc chi trả tới các nhóm đối tượng? Mức hỗ trợ giữa các nhóm ra sao? Những người lao động tự do làm ngành nghề gì được hưởng hỗ trợ?

Bên cạnh đó, công tác chi trả tới nhóm đối tượng người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo đã đạt được kết quả như thế nào? Việc vay vốn của doanh nghiệp trả lương cho người lao động bị ngừng việc bởi Covid-19 dựa trên nguyên tắc gì?..

Nhiều bạn đọc cũng quan tâm tới điều kiện nhận hỗ trợ của người lao động vị tạm dừng hợp đồng lao động, người lao động chưa đủ điều kiện nhận bảo hiểm thất nghiệp sẽ ra sao?...

Tất cả những vấn đề này sẽ được các khách mời giải đáp tại Cuộc giao lưu trực tuyến với chủ đề “Ai được hưởng lợi từ gói an sinh 62.000 tỷ đồng?”, diễn ra lúc 9h sáng ngày 8/7/2020.

GIAO LƯU TRỰC TUYẾN “AI SẼ ĐƯỢC HƯỞNG LỢI TỪ GÓI 62.000 TỶ ĐỒNG ?”

Nhằm cung cấp các thông tin cập nhật cũng như giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về công tác triển khai chi trả gói an sinh 62.000 tỷ đồng, Bộ LĐ-TB&XH và Báo điện tử Dân trí sẽ tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Ai được hưởng lợi từ gói an sinh 62.000 tỷ đồng?”

Thời gian: Từ 9h-10h 30, ngày 8/5/2020.

Địa điểm: Trụ sở Báo điện tử Dân trí, số nhà 48, ngõ 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội. 

Khách mời:

- Ông Lê Văn Thanh - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH

- Bà Phạm Thị Thanh Việt, Vụ Phó Vụ Pháp chế, Bộ LĐ-TB&XH

- Ông Nguyễn Mạnh Tiến - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Nam.

Mời bạn đọc quan tâm tới chương trình gửi câu hỏi 

Hoàng Mạnh