Gắn kết thực tiễn trong đào tạo du lịch

Đào tạo gắn với thực tiễn để cung ứng nguồn lao động chất lượng, ra trường vào việc ngay, vẫn là câu chuyện cấp thiết của ngành du lịch.

Gắn kết thực tiễn trong đào tạo du lịch

Để đạt mục tiêu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam cần một chiến lược phát triển dài hạn và tổng thể. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhất là khách quốc tế đang là bài toán đặt ra.

Với tốc độ tăng trưởng từ 25-35% mỗi năm thì đến năm 2020 ngành này cần trên 2 triệu lao động trực tiếp làm việc trong các cơ sở dịch vụ du lịch. Vì thế, nhiều cơ sở đào tạo chú trọng đẩy mạnh gắn kết lý thuyết với thực tế để nâng cao kỹ năng mềm và kinh nghiệm cho sinh viên, sẵn sàng nhân lực tốt nhất cho ngành công nghiệp không khói.

Theo tính toán mỗi năm, hàng chục ngàn buồng phòng trên toàn quốc được đưa vào khai thác, tăng trưởng khách quốc tế đặt mục tiêu đến 30%. Nhưng nguồn nhân lực không theo kịp mức tăng trưởng nóng khi chỉ đáp ứng được hơn nửa nhu cầu của thị trường (60%). Đào tạo gắn với thực tiễn để cung ứng nguồn lao động chất lượng, ra trường vào việc ngay, vẫn là câu chuyện cấp thiết của ngành.