1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Đoàn thể thao Người khuyết tật Việt Nam về nước sau thành công tại Paralympic

Sáng 21/9, đoàn thể thao Người khuyết tật Việt Nam đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM), kết thúc thành công chiến dịch Paralympic 2016, với 1 HCV, 1 HCB và 2 HCĐ.

Đây là kỳ đại hội đầu tiên trong lịch sử mà đoàn thể thao Người khuyết tật Việt Nam giành huy chương tại Paralympic. Không những thế, chúng ta còn giành đủ bộ các loại huy chương: Vàng (1), bạc (1) và đồng (2).

Lực sĩ cử tạ Lê Văn Công là người được nói đến nhiều nhất trong thành công của đoàn mấy ngày qua, với tấm HCV danh giá. Ngoài ra, thành công đấy còn có sự đóng góp của nhiều VĐV khác, đáng kể có thêm Võ Thanh Tùng (HCB môn bơi), Đặng Thị Linh Phượng (HCĐ môn cử tạ nữ), Cao Ngọc Hùng (HCĐ môn điền kinh, nội dung ném lao).


Đoàn VĐV Người khuyết tật Việt Nam về đến sân bay Tân Sơn Nhất từ Rio (Brazil) sau một kỳ Paralympic đại thắng

Đoàn VĐV Người khuyết tật Việt Nam về đến sân bay Tân Sơn Nhất từ Rio (Brazil) sau một kỳ Paralympic đại thắng

Đoàn thể thao Người khuyết tật Việt Nam về nước sau thành công tại Paralympic - 2


Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện đến từ sớm để đón những người hùng của thể thao Việt Nam

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện đến từ sớm để đón những người hùng của thể thao Việt Nam

Đoàn thể thao Người khuyết tật Việt Nam về nước sau thành công tại Paralympic - 4

Lê Văn Công với tấm HCV lịch sử ở môn cử tạ hạnh phúc bên gia đình

Lê Văn Công với tấm HCV lịch sử ở môn cử tạ hạnh phúc bên gia đình


Giây phút hạnh phúc nhất của lực sĩ này là giây phút được bế đứa con gái nhỏ trong vòng tay

Giây phút hạnh phúc nhất của lực sĩ này là giây phút được bế đứa con gái nhỏ trong vòng tay


... bên cạnh vợ, con trai và mẹ

... bên cạnh vợ, con trai và mẹ


Ngày về không chỉ có nụ cười, mà còn có cả những giọt nước mắt hạnh phúc: Nữ lực sĩ cử tạ (HCĐ Paralympic) Đặng Thị Linh Phượng nghẹn ngào khi người thân ra đón

Ngày về không chỉ có nụ cười, mà còn có cả những giọt nước mắt hạnh phúc: Nữ lực sĩ cử tạ (HCĐ Paralympic) Đặng Thị Linh Phượng nghẹn ngào khi người thân ra đón


Đoàn thể thao Người khuyết tật Việt Nam có một kỳ đại hội thành công vượt bậc, chưa hề có tiền lệ trong lịch sử thể thao Việt Nam

Đoàn thể thao Người khuyết tật Việt Nam có một kỳ đại hội thành công vượt bậc, chưa hề có tiền lệ trong lịch sử thể thao Việt Nam

Trọng Vũ

TIN LIÊN QUAN:

TP.HCM: Hỗ trợ kinh phí giúp người khuyết tật học nghề

Giai đoạn 2016-2020, TP.HCM sẽ thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho 55.000 lao động nông thôn, nhằm nâng tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trên 80%, trong đó có bố trí nguồn lực để hỗ trợ người khuyết tật hoà nhập cộng đồng.

Theo đó, TP HCM sẽ hỗ trợ 6 triệu đồng/người/khóa học đối với người khuyết tật; 3 triệu đồng/người/khóa học đối với người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi: người có công với cách mạng, dân tộc thiểu số, hộ nghèo, gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân. Được biết, toàn thành phố hiện có khoảng 15.000 người khuyết tật trong độ tuổi lao động, nhưng chỉ có khoảng 40 % người khuyết tật có được việc làm, trong đó khoảng 25% duy trì được công việc ổn định. Ngoài ra, thành phố cũng ban hành mức hỗ trợ 2,5 triệu đồng/người đối với người thuộc hộ cận nghèo và mức hỗ trợ 2 triệu đồng/người/khóa học đối với lao động nông thôn khác. Bên cạnh kinh phí học nghề, TP HCM cũng hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho người tham gia học nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi. Mức hỗ trợ là 30.000 đồng/người/ngày học; hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học, nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên.

M.H

Trao 30 xe lăn tới người khuyết tật Ninh Thuận

Bộ LĐ-TB&XH vừa tổ chức lễ bàn giao tượng trưng 30 xe lăn tới đại diện người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Ninh Thuận. Điều đặc biệt là món quà trên do một doanh nghiệp có Ban điều hành và phần lớn nhân viên đều là người khuyết tật. Tới dự Lễ bàn giao, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Trọng Đàm cho biết: VN hiện có tới 10 % dân số là người khuyết tật về vận động, thính giác, khiếm thị và các dạng khuyết tật…Một trong những khó khăn nhất của người khuyết tật là việc tiếp cận, trong đó tiếp cận vận động và tiếp cận thông tin là nhu cầu cấp thiết nhất.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm, hạ tầng cơ sở của VN dù đã được cải thiện nhiều nhưng còn nhiều bất cập so với người khuyết tật, khả năng tự trang bị trang thiết bị hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật còn hạn chế. Trong đó, nhu cầu về xe lăn và dụng cụ chân, tay giả rất lớn. Chính vì vậy, Bộ LĐ-TB&XH luôn ủng hộ nỗ lực hỗ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, thông qua việc trao tặng thiết bị hỗ trợ, trong đó có thiết bị xe lăn.

N.O