1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Đề nghị không khống chế số giờ làm thêm trong ngành dệt may

“Số giờ làm thêm của người lao động không quá 30 giờ/tháng và tổng số không quá 200 giờ/năm. Với ngành dệt may, số giờ làm thêm không quá 300 giờ/năm, quy định này của Bộ luật lao động đang gây khó cho doanh nghiệp (DN) dệt may”, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) Trương Văn Cẩm đã phát biểu như thế tại Diễn đàn Dệt may Việt Nam vừa qua.

Đề nghị không khống chế số giờ làm thêm trong ngành dệt may - 1

Ủng hộ ý kiến này của ông Cẩm, ông Thân Đức Việt đại diện Tổng công ty May 10 cho biết, việc nhận đơn hàng theo lý thuyết thường diễn ra trước 3 tháng.

Nhưng tháng 12 năm trước, các khách hàng ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đã đặt hàng đến hết tháng 8 năm sau. Do đó, công nhân sẽ phải làm thêm giờ rất nhiều vào những lúc cao điểm để kịp giao sản phẩm cho khách hàng.

Bộ luật lao động khống chế thời gian làm thêm tối đa 1,5 giờ/ngày; 30 giờ/tháng; 300 giờ/năm. Mức 300 giờ/năm thì các DN có thể điều chỉnh. Nhưng vào các tháng cao điểm thì không thể nào giữ ở mức 30 giờ/tháng.

Các DN dệt may cũng đã đề cập đến chuyện sử dụng robot để nâng cao năng suất ngành dệt may, mô hình nhà máy sử dụng ít công nhân cũng được đưa ra tham khảo. Một nhà máy ở Atlanta (Mỹ) đang phát triển các robot cho ngành dệt may.

Các robot hoạt động trong từng công đoạn theo quy trình. Đây là điều cần áp dụng trong tương lai. Lĩnh vực dệt may vốn là ngành thâm dụng lao động, Việt Nam rất cần phát triển những robot như thế. 

Bên cạnh đó, VITAS cũng đề nghị sửa đổi Bộ luật lao động theo hướng các DN dệt may được quyền cho thuê lại lao động. Việc này sẽ khiến chuyện sử dụng lao động của các DN trở nên linh động hơn.

Đây là quy định chỉ được áp dụng với 17 ngành. Ngành dệt may không có tên trong danh sách này. Vitas cũng mong muốn có lộ trình dài hạn trong việc điều chỉnh lương, thay vì tăng lương tối thiểu hàng năm như hiện nay.  

Theo Doanh nhân Sài gòn