1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn hoạt động

Công ty của bà Nguyễn Thị Nhàn có trụ sở chính tại TP. Đà Nẵng, nhưng nhiều lao động của công ty làm việc ở vùng 3, vùng 4. Bà Nhàn hỏi, công ty có được áp dụng mức lương tối thiểu vùng 3, vùng 4 để làm căn cứ đóng BHXH, BHYT và BHTN cho các lao động này không?

Khoản phụ cấp nào không tính đóng BHXH? Người lao động không đóng BHXH bắt buộc có được... Vì sao phải đóng BHXH theo mức lương cao hơn... Trường hợp nào doanh nghiệp không phải đóng BHXH? Lương trong hợp đồng khác lương thực tế, đóng BHXH...

BHXH Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 4 Nghị định số 153/2016/NĐ-CP ngày 14/11/2016 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

Do đó, trường hợp công ty của bà Nhàn có trụ sở chính tại TP. Đà Nẵng và các chi nhánh tại địa bàn vùng 3, vùng 4 thì người lao động làm việc tại trụ sở chính áp dụng mức lương tối thiểu tại vùng 2, người lao động làm việc tại các chi nhánh thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn chi nhánh.

Theo Chinhphu.vn