Chùm ảnh:

Xem người Mông đá bóng

(Dân trí) - 12 giờ trưa, khi cái nắng lên gay gắt nhất và cái bụng đói cồn cào đòi ăn, thì ở bản Lóng Luông lại khai cuộc một trận đấu bóng - một cuộc chơi vô tư, hết mình của trai bản nhân dịp Tết đến xuân về.

Đó là trận đấu bóng của 2 bản người Mông Lóng Luông và Cò Sung, thuộc huyện Mộc Châu, Sơn La. Theo cách tính lịch của người Mông thì Tết vào khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 âm lịch. Các cuộc vui chơi sẽ kéo dài suốt trong vòng gần một tháng. Đây chính là thời điểm nghỉ ngơi thư giãn lâu nhất trong năm của đồng bào người Mông.

 

Những ngày này, ở các bản làng đều diễn ra các trò chơi, lễ hội truyền thống như ném Pao, chọi cù… đá bóng là môn thể thao mới “du nhập”. Người Mông đá bóng còn nhiều bỡ ngỡ, học hỏi, mộc mạc nhưng vô tư, đầy nhiệt huyết và rõ ràng một tinh thần rất thể thao.

 

Xem người Mông đá bóng - 1

Sân bóng chỉ là bãi đất rộng nằm ở đầu bản, đó vừa là khu vui chơi vừa để làm chỗ cho các hoạt động cộng đồng.

 

Xem người Mông đá bóng - 2

Người Mông có cách chơi bóng của riêng họ.

 

Xem người Mông đá bóng - 3

Lối đá bóng thật đơn giản đúng tính cách của người Mông.

 

Xem người Mông đá bóng - 4

Với bãi đất đa năng này, chỉ mất 15 phút để rắc tro bếp, tạo sân các cầu thủ.

 

Xem người Mông đá bóng - 5

Không có khán đài và các hàng ghế, khán giả ngồi ở bất kể chỗ nào bên rìa sân, miễn không làm ảnh hưởng đến các cầu thủ đang thi đấu.

 

Xem người Mông đá bóng - 6

Các cầu thủ chân giầy, chân đất, thậm chí chân tất chân... không.

 

Xem người Mông đá bóng - 7

Bình luận viên nghiệp dư.

 

Xem người Mông đá bóng - 8

Người Mông đá bóng cũng kỹ thuật lắm đấy!

 

Xem người Mông đá bóng - 9

Những bát nước lọc hoặc nước lá để giải khát cho cả cầu thủ lẫn khán giả.

 

Xem người Mông đá bóng - 10

Trọng tài biên có lá cờ tự tạo bằng chiếc que buộc một dải lụa đỏ.

 

Xem người Mông đá bóng - 11

Các em nhỏ có thể trèo lên những cây đào đã nở đầy hoa để xem cho rõ hơn trận đấu - một trận bóng trong sáng và mộc mạc như chính tính cách của những con người núi rừng Tây Bắc.

 

 Hữu Nghị