Xác định lại giới tính: Luật Việt sẽ thoáng hơn…?

Từ nhiều tháng qua, các đại biểu Quốc hội, các nhà làm luật, các chuyên gia khoa học Việt Nam đã có khá nhiều tranh luận về việc công nhận hay không công nhận quyền xác định lại giới tính.

Vấn đề này đã được đưa vào dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) đang trình lên Quốc hội kỳ họp lần 7.

Ngay trong khi chúng tôi có mặt ở Hà Nội, hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần 5 đã nhóm họp (tháng 2/2005). Chúng tôi được biết trong hội nghị đã có nhiều ý kiến cho rằng không nên qui định về quyền xác định lại giới tính trong việc sửa đổi bổ sung Luật dân sự lần này vì đây là vấn đề còn rất mới, chưa phổ biến, không phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội cũng như văn hóa của người VN.

Có ý kiến còn cho rằng sẽ rất phức tạp nếu cho xác định lại giới tính vì không thể quản lý được (!?). Nhưng không ít ý kiến lại không đồng tình với việc ngăn cản và cho rằng quyền xác định lại giới tính là một trong những quyền về nhân thân.

Mỗi con người cần được luật pháp bảo vệ quyền tự do cá nhân, vì khi người đó có những khuyết tật bẩm sinh, chưa định hình chính xác giới tính của mình thì họ cần phải được phẫu thuật và luật phải cho phép họ xác định lại giới tính, do đó cần thiết phải

Tại Anh, một luật mới vừa ra đời mang tên The Gender Recognition Act 2004 (tạm dịch: Đạo luật thừa nhận giới tính), các công dân đã chuyển đổi giới tính có thể nộp đơn lên Ủy ban Thừa nhận giới tính xin giấy chứng nhận giới tính mới của họ và được cấp giấy khai sinh mới, được kết hôn và được hưởng những quyền lợi như các công dân bình thường khác.

Anh là một trong những quốc gia cuối cùng trong khối Liên minh châu Âu thừa nhận tính hợp pháp của những người chuyển đổi giới tính. Trước đó, các nước như Đức, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển... đã công nhận.

Một số nước tại châu Á cũng đã thừa nhận tính hợp pháp của những công dân chuyển đổi giới tính. Năm 2003, Nhật đã thông qua một đạo luật cho phép những người “bị rối loạn về nhận dạng giới tính” được chuyển đổi giới tính.

Singapore cũng đã công nhận quyền được kết hôn của những người chuyển đổi giới tính.

Còn tại Mỹ, hầu hết các tiểu bang đều cho phép những người phẫu thuật chuyển đổi giới tính được đổi tên và giới tính trong giấy khai sinh.

đưa vào luật.

Nhiều vị đại biểu còn tỏ ra am hiểu và cảm thông khi đề nghị bổ sung: “Không chỉ khiếm khuyết về mặt hình thể mà còn phải qui định cả khiếm khuyết về mặt tâm lý, vì nhiều người hình dáng thì bình thường nhưng tâm lý lại có khiếm khuyết, cần phải qui định rõ...”.

Trao đổi với thạc sĩ Dương Tuấn Lộc, giảng viên khoa Luật dân sự Trường Đại học Luật TPHCM, ông cho biết: “Theo tôi, điều 36 dự thảo Luật dân sự là chưa cụ thể và đầy đủ. Theo dự thảo, chỉ có thể thay đổi (xác định) giới tính khi có những khiếm khuyết sinh học, quy định này không phù hợp trong trường hợp trước khi xác định lại giới tính cần có sự can thiệp y khoa để xác định rõ giới tính.

Cần tạo cơ sở pháp lý để các cơ sở y tế trong nước thực hiện việc phẫu thuật giới tính một cách hợp pháp. Ngoài ra cần có những qui định riêng về việc xác định lại giới tính cho người chưa thành niên: cần có hành lang pháp lý riêng cho người chưa thành niên, trong đó cần làm rõ quyền của cha mẹ hay người giám hộ trong trường hợp có liên quan.

Việc xác định lại giới tính là một quyền nhân thân đặc biệt và thực tế cần được bảo vệ, nhưng cần phải có một hệ thống, hành lang pháp lý rõ ràng cho những người đang sống trong sự bất công của tạo hóa. Họ không thể đi mãi suốt cuộc đời này để tìm bóng của chính mình...”.

Theo Bình Nguyên - Duy Bình
Tuổi trẻ

Dòng sự kiện: Quốc Hội