Việt Nam nâng uy lực “nỏ liên châu” Pechora-2M

Việt Nam là khách hàng thứ hai ký với Tetraedr hợp đồng chuyển giao gói nâng cấp khoảng trên 30 tổ hợp tên lửa phòng không S-125M “Pechora-M” lên chuẩn S-125-2TM Pechora-2TM.

Pechora-2M là phiên bản được hiện đại hóa của tổ hợp tên lửa phòng không S-125. Thiết kế được thực hiện bằng các phương pháp của Tập đoàn công nghiệp tài chính liên quốc gia Nga – Belarus “Các hệ thống phòng thủ”.

 

Tetraedr” là đơn vị phát triển Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM. Tetraedr được thành lập ngày 26/4/2001 tại thủ đô Minsk của nước Cộng hòa Belarus, có trên 300 cán bộ, công nhân viên có học hàm học vị và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực thiết kế, thử nghiệm và vận hành các loại vũ khí trang bị kỹ thuật phòng không tiên tiến. Tuy mới thành lập được hơn 10 năm nhưng Tetraedr đã tạo được uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu cải tiến, nâng cấp các tổ hợp tên lửa phòng không cơ động, trong đó có tổ hợp S-125-2TM.

 

Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-2TM “Pechora-2TM” được Tetraedr bắt tay vào nghiên cứu phát triển từ tháng 12/2006 với tên gọi ban đầu là KO-125-2TM (КО là viết tắt của cụm từ Комплекс Оборудования/Tổ hợp Khí tài), trên cơ sở nâng cấp tính năng kỹ chiến thuật và khả năng cơ động của các tổ hợp tên lửa phòng không S-125 “Pechora” và S-125M “Pechora-M”. Năm 2008, cấu hình gói nâng cấp theo chuẩn S-125-2TM “Pechora-2TM” được Tetraedr hoàn thành và đem giới thiệu cho các khách hàng sử dụng các tổ hợp S-125 và S-125M. Trong tên gọi S-125-2TM “Pechora-2TM”, chữ cái T là viết tắt của từ “Тетраэдр/Tetraedr” và chữ cái M là viết tắt của từ “Мобильный nghĩa là Cơ động” trong tiếng Nga.

 

Theo nội dung gói nâng cấp tổ hợp S-125/S-125M theo chuẩn S-125-2TM “Pechora-2TM”, Tetraedr cung cấp cho khách hàng một số xe khí tài đồng bộ và các chi tiết linh kiện mới cho các tổ hợp cần nâng cấp, đồng thời cử chuyên gia lắp đặt, thử nghiệm, vận hành và chuyển giao công nghệ nâng cấp tổ hợp ngay tại các cơ sở kỹ thuật ở đất nước khách hàng.
 

Tháng 12/2008, Tetraedr đã tìm được khách hàng đầu tiên là nước Cộng hòa Azerbaijan với hợp đồng nâng cấp 27 tổ hợp tên lửa phòng không S-125M “Neva-M” theo chuẩn S-125-2TM “Pechora-2TM” qua 2 giai đoạn: giai đoạn 1 do các chuyên gia Tetraedr trực tiếp nâng cấp 5 tổ hợp S-125M kết thúc vào tháng 4/2009, giai đoạn 2 do kỹ thuật viên Azerbaijan tham gia nâng cấp dưới sự hướng dẫn, giám sát và chuyển giao công nghệ từng bước của chuyên gia Tetraedr cho các tổ hợp còn lại. Trong 2 ngày 14 và 15/12/2009, kíp trắc thủ của bộ đội phòng không Azerbaijan đã tiến hành bắn nghiệm thu khí tài S-125-2TM “Pechora-2TM” với việc hạ thành công bia bay đạn đạo tốc độ cao IVS-M1/ИВЦ-М1 chỉ bằng 1 đạn. Hiện nay, Tetraedr cùng với lực lượng phòng không Azerbaijan đã hoàn tất giai đoạn 2 nâng cấp cho các tổ hợp Neva-M còn lại.

 

Việt Nam là khách hàng thứ hai ký với Tetraedr hợp đồng chuyển giao gói nâng cấp khoảng trên 30 tổ hợp tên lửa phòng không S-125M “Pechora-M” lên chuẩn S-125-2TM Pechora-2TM. Dự kiến S-125-2TM Pechora-2TM sẽ được trang bị cho ít nhất 10 trung đoàn tên lửa phòng không (hiện có 8 trung đoàn đang sử dụng Pechora-2M gồm 213, 250, 257, 274, 276, 282, 284, 285). Đầu tháng 10/2010, các xe khí tài và linh kiện nâng cấp tổ hợp S-125M “Pechora-M” giai đoạn 1 của hợp đồng này đã được máy bay vận tải chuyển tới sân bay Nội Bài.

 

Sau một thời gian triển khai công tác nâng cấp khí tài Pechora-2TM tại Nhà máy A31 Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không-Không quân, Tiểu đoàn 152 thuộc Trung đoàn tên lửa 250 là đơn vị đầu tiên của Quân chủng tiếp nhận bộ khí tài mới được nâng cấp. Từ ngày 26 tới 28/3/2011, Tiểu đoàn 152 cùng các chuyên gia Tetraedr, Nhà máy A31 và Cục kỹ thuật Quân chủng PK-KQ đã tiến hành bắn nghiệm thu khí tài tại trường bắn TB1. Trong đợt bắn này, kíp bắn đạn thật của tiểu đoàn 152 đã sử dụng bộ khí tài S-125-2TM bắn tổng cộng 6 đạn (1 đạn tiêu thụ ngày 26/3/2011 và 5 đạn tiêu thụ ngày 28/3/2011) diệt cả 6 mục tiêu bay, đạt kết quả diệt 100%.

 

Đơn vị tên lửa thứ hai tiếp nhận tổ hợp S-125-2TM là Tiểu đoàn 122 thuộc Trung đoàn tên lửa 284. Trong đợt diễn tập bắn đạn thật do Quân chủng PK-KQ tổ chức từ ngày 1 tới 5/12/2011 tại trường bắn TB1, Tiểu đoàn 122 cùng các chuyên gia kỹ thuật Tetraedr đã tiến hành bắn nghiệm thu thành công bộ khí tài S-125-2TM cùng với việc bắn biểu diễn bộ khí tài S-125-2TM của Tiểu đoàn 152.
 
Việt Nam nâng uy lực “nỏ liên châu” Pechora-2M

 

Trong quá trình hiện đại hóa, trong tổ hợp, các yếu tố cơ bản được thay thế hoàn toàn, được lắp hệ thống quang điện “Ngày – đêm” mới nhất và tổ hợp phòng thủ kỹ thuật vô tuyến điện để đối phó với các loại tên lửa chống ra đa. Thiết bị phóng với hai tên lửa lắp trên gầm xe tải do nhà máy xe máy kéo Minsk sản xuất.

 

Sự hiện đại hóa nhằm đạt những mục tiêu chính:

 

- phục hồi tuổi thọ của hệ thống bằng cách thay thế và di chuyển các thiết bị cũ thành các thiết bị hiện đại hơn

 

- nâng cao khả năng chiến đấu của hệ thống qua việc mở rộng phạm vi tác chiến đối với các phương tiện tấn công đường không trong tình trạng nhiễu đơn giản và phức tạp

 

- nâng cao sự thuận tiện, rút gọn hình dạng bên ngoài và thời gian triển khai bảo dưỡng kỹ thuật của tổ hợp.
 
Các phương án hiện đại hóa:

 

Các phương án hiện đại hóa:

 

- tăng cường khả năng kháng nhiễu của hệ thống khỏi các dải nhiễu tích cực và thụ động

 

- áp dụng hệ thống quang điện truyền hình nhằm phát hiện và tự động theo dõi mục tiêu trong chế độ làm việc thụ động trong điều kiện ban ngày và ban đêm từ máy do xa laze

 

- mở rộng khu vực tác chiến bằng việc áp dụng các thiết bị kỹ thuật số hiện đại trong việc xác định tọa độ và các thiết bị vạch tọa độ (UKV), tăng cường độ chính xác khi theo dõi các mục tiêu

 

- tăng cường khả năng phát hiện mục tiêu kích thước nhỏ và bay tầm thấp

 

- áp dụng chỗ làm việc mới cho trắc thủ và sĩ quan điều khiển , được thực hiện trên cơ sở các thiết bị hiện đại với dữ liệu trên bảng thông tin từ kênh vô tuyến và quang điện, thông tin về tham số di chuyển và loại mục tiêu, khu vực hoạt động hiệu quả của tên lửa đối với mục tiêu, sự chuẩn bị cho thiết bị phóng và các thông tin cần thiết khác

 

- cài đặt thiết bị tập luyện mô phỏng hiện đại hóa nhằm đào tạo trắc thủ

 

- bảo đảm sự kiểm soát ngầm với sự cung cấp thông tin về sự hư hỏng, trục trặc của tổ hợp, bảo gồm cả những phần tử có thể thay thế lẫn nhau (pin, modul)

 

- thay mới các thiết bị chính trên cơ sở các yếu tố và công nghệ mới. Sự thay thế bao gồm: cabin – 100%; trạm ăng ten – 80%; thiết bị phóng – 80%

 

- giảm số phụ tùng thay thế từ 8 đến 10 lần
 
Hai phiên bản hiện đại hóa

 

Hai phiên bản hiện đại hóa

 

1. Lắp trong ống phóng – với các phương tiện vận tải cho của thiết bị phóng, trạm ăng ten cùng các thiết bị cung cấp điện.

 

2. Dạng cơ động (không lắp trong ống phóng) – với sự lắp thiết bị phóng, trạm ra đa và cabin điều khiển trên khung gầm ô tô và các thiết bị cung cấp điện tự động

 

Khi hiện đại hóa cabin điều khiển, các thiết bị cũ bị được thu hồi hoàn toàn. Các thiết bị hiện đại được tiếp nhận; sự biểu hiện và xử lý thông tin, các thiết bị kiểm soát, huấn luyện và chỉnh lý tài liệu trên cơ sở được sử dụng trên cơ sở kỹ thuật tính toán hiện đại.

 

Trang bị mới gồm có: chỗ làm việc được tự động hóa của sĩ quan chỉ huy, sĩ quan điều khiển, trắc thủ , máy vi tính điều khiển và kiêm tra, thiết bị trao đổi thông tin, thiết bị ghi chép tham số, thiết bị tập luyện và các trang thiết bị khác. Thiết bị được lắp trong các ống phóng mới hoặc trên gầm xe tải. Cabin có thể có trang bị dành cho việc nâng tên lửa khi lắp trên gầm xe tải và tháo khi bố trí trên trận địa.

 

Khi hiện đại hóa đài ra đa, các thiết bị cũ được thu hồi, tiếp nhận thiết bị máy ngắm vô tuyến quang điện mới. Trang bị mới, được thiết kế trên cơ sở kỹ thuật tính toán hiện đại và công nghệ rắn: thiết bị thu (bộ phận cao tần và máy tăng áp chính), hệ thống kháng nhiễu, hệ thống số chọn lọc mục tiêu di động (SDTs), thiết bị lập trình chỉ huy điều khiển tên lửa và các hệ thống tọa độ, máy phát điện đồng bộ, máy vi tính điều khiển và kiếm tra, nguồn điện và các trang thiết bị khác. Bộ cảm biến dẫn đường điều khiển mới được lắp đặt, máy ngắm vô tuyến quang điện hiện đại hơn, máy đo xa laze và các yếu tố mới điều khiển sự hoạt động của ăng ten và các thiết bị trao đổi thông tin với cabin.

 

Trạm ăng ten UVH-2 được lắp trên gầm xe cơ động và được bảo đảm bằng các thiết bị tiếp điện tự động và hệ thống chỉnh ngang tự động. Thiết bị dẫn động thủy lực thực hiện việc nâng và hạ các hệ thống ăng ten. Các ăng ten chống nhiễu và các hệ thống dẫn đường vệ tinh được lắp đặt trên hệ thống ăng ten.

 

Khi hiện đại hóa thiết bị phóng đã lắp các thiết bị có độ tin cậy cao của hệ thống kiểm tra, điều khiển sự xuất phát, điều khiển sự truyền động, trao đổi thông tin với cabin UHK-2.

 

Thiết bị phóng được lắp trên gầm xe cơ động và được bảo đảm bởi các thiết bị tiếp điện tự động, thiết bị dẫn đường vệ tinh và hệ thống chỉnh ngang tự động. Việc nạp đạn cho thiết bị phóng được thực hiện bằng sự sử dụng xe vận tải tiếp đạn mới hoặc được hiện đại hóa PR-14-2M.
 
Hai phiên bản hiện đại hóa

 

Sự hiện đại hóa tổ hợp tên lửa phòng không 5V27D bao gồm sự hiện đại hóa động cơ kỳ thứ nhất, đầu đạn và ngòi nổ vô tuyến, bảo đạm mở rộng phạm vi tác chiến hiệu quả trên tầm xa cực đại – 32km, nâng cao xác suất bắn cháy mục tiêu. Độ cao của ngòi nổ vô tuyến trong chế độ làm việc thường đối với các mục tiêu bay thấp hạ xuống từ 60 đếm 20m. Khả năng bắn hạ mục tiêu trên không được tăng cường bằng việc gia tăng khối lượng thuốc nổ lên 1,6 lần và số mảnh vỡ lên 3,7 lần.

 

Theo Huy Quang
 
Tiền phong