Thông điệp đặc biệt trên những cổng làng ngoại thành Hà Nội

(Dân trí) - Dù có nhiều đổi thay về kiến trúc so với xưa kia, cổng làng vẫn được người dân ở các vùng ngoại thành Hà Nội trân trọng và đề lên những thông điệp đặc biệt thể hiện ý nguyện chung của một cộng đồng nhỏ.

Cổng làng xưa là một công trình kiến trúc cổ, mang trên mình giá trị văn hóa, lịch sử, vừa thực vừa tâm linh của người Việt Nam. Ở vùng quê Bắc Bộ, mỗi thôn xóm đều có cổng, to nhỏ khác nhau nhưng đều mang ý nghĩa phân định ranh giới giữa các thôn xóm, giữa đất thổ cư và đồng ruộng. Mỗi cổng làng đều có nét riêng tùy theo đặc điểm nơi đó, biểu trưng cho sự uy nghi nền nếp của mỗi làng quê.

Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện đại, nhiều cổng làng được xây lại hoặc mở rộng, tuy không giữ được nguyên lối kiến trúc truyền thống song vẫn được dân làng trân trọng và khắc lên đó nhiều cái tên với mong muốn những điều tốt đẹp.


Cổng làng trong ấm ngoài êm thuộc thôn Trinh Lương (phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội) được xây dựng lại từ cổng làng cổ, phía trên có đề dòng chữ trong ấm ngoài êm.

Cổng làng "trong ấm ngoài êm" thuộc thôn Trinh Lương (phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội) được xây dựng lại từ cổng làng cổ, phía trên có đề dòng chữ "trong ấm ngoài êm".


Theo những cụ lớn tuổi trong làng, trước có nhiều người chơi cờ bạc, gia đình vợ chồng hay cãi cọ nên khi xây sửa cổng, dòng chữ này được thực hiện với mong muốn nhắc nhở người dân hãy thay đổi những thói xấu này.

Theo những cụ lớn tuổi trong làng, trước có nhiều người chơi cờ bạc, gia đình vợ chồng hay cãi cọ nên khi xây sửa cổng, dòng chữ này được thực hiện với mong muốn nhắc nhở người dân hãy thay đổi những thói xấu này.


Cổng làng với dòng chữ thuận hòa thuộc xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Theo quan niệm truyền thống, cổng làng được xem là hồn cốt, biểu tượng cho nếp sống của người dân, vì thế những cái tên hướng đến điều tốt đẹp đã được khắc lên.

Cổng làng với dòng chữ "thuận hòa" thuộc xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Theo quan niệm truyền thống, cổng làng được xem là hồn cốt, biểu tượng cho nếp sống của người dân, vì thế những cái tên hướng đến điều tốt đẹp đã được khắc lên.


Một cổng sắt mới xây dựng mang tên ái quốc thuộc xã Canh Nậu (huyện Thạch Thất, Hà Nội) nhắc nhở người dân về lòng yêu nước.

Một cổng sắt mới xây dựng mang tên "ái quốc" thuộc xã Canh Nậu (huyện Thạch Thất, Hà Nội) nhắc nhở người dân về lòng yêu nước.


Xã Canh Nậu nổi tiếng với nghề mộc truyền thống, bên cạnh đó còn được biết đến với món thịt chuột đồng.

Xã Canh Nậu nổi tiếng với nghề mộc truyền thống, bên cạnh đó còn được biết đến với món thịt chuột đồng.


Cổng thôn, cổng xóm ở xã Canh Nậu khá nhiều, mới cũ đan xen. Các cổng mới xây dựng thường làm bằng sắt đơn giản nhưng đều có điểm chung với những cái tên ý nghĩa hướng đến điều tốt đẹp. Trong ảnh là một cổng xóm mang tên đoàn kết.

Cổng thôn, cổng xóm ở xã Canh Nậu khá nhiều, mới cũ đan xen. Các cổng mới xây dựng thường làm bằng sắt đơn giản nhưng đều có điểm chung với những cái tên ý nghĩa hướng đến điều tốt đẹp. Trong ảnh là một cổng xóm mang tên "đoàn kết".


Cổng xóm gương mẫu mới được xây sửa nhưng mang dáng vẻ hoài cổ trong kiến trúc truyền thống. Các cổng làng xưa thường có dạng cổng tam quan: có 3 lối đi, một lối chính và 2 lối ngách. Cổng ngách đi lại hàng ngày, chỉ khi làng có việc mới mở cổng chính.

Cổng xóm "gương mẫu" mới được xây sửa nhưng mang dáng vẻ hoài cổ trong kiến trúc truyền thống. Các cổng làng xưa thường có dạng cổng tam quan: có 3 lối đi, một lối chính và 2 lối ngách. Cổng ngách đi lại hàng ngày, chỉ khi làng có việc mới mở cổng chính.


Hệ thống cổng của người Việt xưa khá phong phú, cổng lớn thường đặt theo hướng Đông, cổng sau hướng Tây. Bên cạnh đó, mỗi thôn xóm bên trong lại có một cổng nhỏ.

Hệ thống cổng của người Việt xưa khá phong phú, cổng lớn thường đặt theo hướng Đông, cổng sau hướng Tây. Bên cạnh đó, mỗi thôn xóm bên trong lại có một cổng nhỏ.


Một cổng xóm mang tên thi đua cũng của xã Canh Nậu.

Một cổng xóm mang tên "thi đua" cũng của xã Canh Nậu.


Đến nay, kiến trúc cổng làng nguyên thủy đã ít dần, song đối với người dân thôn quê miền Bắc, công làng vẫn có chỗ đứng vững chắc trong đời sống văn hóa cho dù hình thù chiếc cổng ra sao. Trong ảnh là chiếc cổng sắt của xóm mang tên kiên quyết.

Đến nay, kiến trúc cổng làng nguyên thủy đã ít dần, song đối với người dân thôn quê miền Bắc, công làng vẫn có chỗ đứng vững chắc trong đời sống văn hóa cho dù hình thù chiếc cổng ra sao. Trong ảnh là chiếc cổng sắt của xóm mang tên "kiên quyết".

Hữu Nghị