Tết Bính Thân "mạn đàm" về những danh nhân cầm tinh "tuổi khỉ"

(Dân trí) - Trong lịch sử Việt Nam, rất nhiều danh nhân mà sự nghiệp hoặc năm sinh gắn liền với năm Thân. Dịp Tết Bính thân, cùng Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thuần - Hội Di sản Văn hóa TPHCM "mạn đàm" về những nhân vật mà xuất thân và sự nghiệp của họ đều liên quan đến năm Thân.

Những danh nhân tuổi Thân


Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thuần - Hội Di sản Văn hóa TPHCM

Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thuần - Hội Di sản Văn hóa TPHCM

Năm Giáp Thân 924, Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924 ở làng Đại Hữu – Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình . Có công dẹp loạn 12 sứ quân, ông mất năm 979 tại kinh thành Hoa Lư.

Sớm bộc lộ tài năng quân sự từ thuở nhỏ, được bạn bè nể vì,làng xóm trọng vọng. Đinh Bộ Lĩnh đã trở thành người chỉ huy các lực lượng dân binh ở địa phương mình, trong hoàn cảnh đất nước lâm vào cảnh rối ren của nạn “thập nhị tướng quân” ( sách Sử gọi là loạn 12 sứ quân). Ông liền đem lực lượng và tài năng quân sự của mình, với ý chí kiên quyết khôi phục sự thống nhất đất nước, tiến hành thu gom các thế lực địa phương về một mối.

Năm Bính Thân 116,Lý Thần Tông, vị hoàng đế thứ 5 ra đời. Ông tên thật là Lý Dương Hoán sinh vào tháng 6/1116, là con trai của Sùng Hiền hầu , em trai của vua Lý Nhân Tông , tức là cháu gọi Nhân Tông bằng bác.

Có ý kiến cho rằng Lý Thần Tông là hậu thân của thiền sư Từ Đạo Hạnh . Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư , quyển III ghi lại việc Từ Đạo Hạnh thoát xác tại chùa núi Thạch Thất năm 1116, ngay trước khi Lý Dương Hoán ra đời. Người xưa cho rằng vì Lý Nhân Tông không có con nên Từ Đạo Hạnh đầu thai làm con trai Sùng Hiền hầu để duy trì sự nghiệp của nhà Lý.

Năm Canh Thân 1380, Nguyễn Trãi ra đời, lấy hiệu Ức Trai và là đại thần nhà Hậu Lê, một nhà văn chữ Nôm. Ông là một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ mang tầm cỡ kiệt xuất, vĩ đại. Một nhân vật về sau là mưu sĩ số một của Lê Lợi và là linh hồn những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Lam Sơn.

Năm Mậu Thân 1488, Vua Lê Túc Tông ra đời và được mệnh danh là vị hoàng đế hiền hòa. Dù ông là con thứ 3 nhưng do hiếu học, chăm ngoan, ông được cha là Lê Hiến Tông phong làm Hoàng thái tử nối vị. Không lâu sau khi lên nối ngôi Hoàng đế vào năm 1504 , ông đã hoàn tất nhiều việc tốt, Chẳng hạn như phóng thích phi tần , giảm lệ thuộc vào sức lao động của nhân dân. Ông cũng thực thi nền quân chủ chuyên chế , không để bị lấn át, và thần dân Đại Việt vui mừng với đời sống thái bình thịnh trị.

Năm Canh Thân 1620, Nguyễn Phúc Tần chào đời, ông là vị vua thứ 4 của nhà Nguyễn ở Đàng trong. Chưa đầy 20 tuổi, ông đã là danh tướng nổi tiếng.

Năm Canh Thân 1680, hoàng đế Lê Dụ Tông ra đời. Ông là hoàng đế đời thứ 22 của nhà hậu Lê. Ông là người duy trì chế độ nhà Lê trong một thời gian khá dài. Mộ hoàng đế Lê Dụ Tông vừa được khai quật. Ngôi mộ gìn giữ gần như nguyên vẹn thi thể của ông.

Năm Nhâm Thân 1872, vùa Hàm Nghi ra đời. Sau khi vua Kiến Phúc mất, đáng lẽ người con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là Ưng Kỵ tức Chánh Mông lên nối ngôi, nhưng Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết không muốn lập bèn chọn em Ưng Kỵ là Ưng Lịch lên làm vua, lấy hiệu là Hàm Nghi lúc đó mới 13 tuổi.

Năm Giáp Thân 1884, Hòa ước Giáp Thân 1884 hay còn có tên là Hòa ước Patenôtre (Pa-tơ-nốt), là hòa ước cuối cùng nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp vào ngày 6 tháng 6 năm 1884 tại kinh đô Huế gồm có 19 điều khoản. Đại diện các phía nhà Nguyễn là Phạm Thận Duật - Toàn quyền đại thần, Tôn Thất Phan - Phó Toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường - Phụ chính đại thần và phía Pháp là Jules Patenôtre - Sứ thần Cộng hoà Pháp.

Phạm Nguyễn (tổng hợp)
phamnguyen.dtr@gmail.com

Tết Bính Thân "mạn đàm" về những danh nhân cầm tinh "tuổi khỉ" - 2