1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Rủ nhau đi phiên chợ mỗi năm chỉ họp ngày 26 tháng Chạp

(Dân trí) - Cứ đúng ngày 26 tháng Chạp hàng năm, không ai bảo ai, người dân từ khắp các vùng trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa lại đổ về chợ Thiều để mua sắm Tết. Phiên chợ độc đáo ở chỗ lỗ cũng bán để cầu may…

Độc đáo phiên chợ mỗi năm chỉ họp một lần

Đây là phiên chợ Thiều, ở xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Nét độc đáo của phiên chợ này là mỗi năm chỉ họp đúng một lần vào ngày 26 tháng Chạp. Những người bán hàng nơi đây có quan niệm lỗ cũng bán để cầu may. Người dân làng Thiều có câu ca lưu truyền nhiều đời cho đến nay là “Bỏ con, bỏ cháu chứ không bỏ 26 chợ Thiều”.
Đây là phiên chợ Thiều, ở xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Nét độc đáo của phiên chợ này là mỗi năm chỉ họp đúng một lần vào ngày 26 tháng Chạp. Những người bán hàng nơi đây có quan niệm lỗ cũng bán để cầu may. Người dân làng Thiều có câu ca lưu truyền nhiều đời cho đến nay là “Bỏ con, bỏ cháu chứ không bỏ 26 chợ Thiều”.
Theo những người cao tuổi kể lại, Tướng quân nhà Lê là Lê Phúc Đồng, đi đánh giặc trên sông Mã, đến khúc sông bên chân núi Thiều thì thuyền mắc cạn. Khi lên bờ nghỉ chân, tướng quân bắt gặp miếu thờ nhỏ nằm ngay bên chân núi do những đứa trẻ mục đồng của làng Thiều dựng lên, thắp nén nhang khẩn cầu xin. Thắp nhang xong, quay trở lại, bất ngờ đoàn thuyền mắc cạn đã có thể xuôi dòng và tiến thẳng về cửa Thần Phù đánh giặc. Sau khi thắng giặc trở về, tướng quân Lê Phúc Đồng về lại làng Thiều cho dân làng ăn mừng chiến công. Từ đó đến nay, cứ đến ngày ăn mừng chiến thắng này người dân mở hội, chợ để tưởng nhớ, truyền thống ấy được giữ đến cho đến ngày nay của chợ Thiều.
Theo những người cao tuổi kể lại, Tướng quân nhà Lê là Lê Phúc Đồng, đi đánh giặc trên sông Mã, đến khúc sông bên chân núi Thiều thì thuyền mắc cạn. Khi lên bờ nghỉ chân, tướng quân bắt gặp miếu thờ nhỏ nằm ngay bên chân núi do những đứa trẻ mục đồng của làng Thiều dựng lên, thắp nén nhang khẩn cầu xin. Thắp nhang xong, quay trở lại, bất ngờ đoàn thuyền mắc cạn đã có thể xuôi dòng và tiến thẳng về cửa Thần Phù đánh giặc. Sau khi thắng giặc trở về, tướng quân Lê Phúc Đồng về lại làng Thiều cho dân làng ăn mừng chiến công. Từ đó đến nay, cứ đến ngày ăn mừng chiến thắng này người dân mở hội, chợ để tưởng nhớ, truyền thống ấy được giữ đến cho đến ngày nay của chợ Thiều.
Chợ Thiều bắt đầu họp từ lúc 5h sáng cho đến chiều tối ngày 26 tháng Chạp âm lịch hàng năm, nhưng từ lúc 12h đêm của ngày hôm trước đã bắt đầu có người đến để bán hàng và mua hàng. Chợ đông người nhất vào 8 - 9h sáng ngày 26 tháng Chạp.
Chợ Thiều bắt đầu họp từ lúc 5h sáng cho đến chiều tối ngày 26 tháng Chạp âm lịch hàng năm, nhưng từ lúc 12h đêm của ngày hôm trước đã bắt đầu có người đến để bán hàng và mua hàng. Chợ đông người nhất vào 8 - 9h sáng ngày 26 tháng Chạp.
Từ người già, trẻ nhỏ ai cũng tạm nghỉ công việc đồng áng để tham gia chợ Thiều. Vui nhất có lẽ là những cháu nhỏ đến chợ để được mua đồ chơi.
Từ người già, trẻ nhỏ ai cũng tạm nghỉ công việc đồng áng để tham gia chợ Thiều. Vui nhất có lẽ là những cháu nhỏ đến chợ để được mua đồ chơi.
Nguyện vọng của dân làng Thiều mong được chính quyền các cấp, các ban ngành quan tâm để có thể mở rộng quy mô chợ Thiều hàng năm. Đây không chỉ là nét văn hóa của riêng người dân làng Thiều mà có ý nghĩa sâu rộng về mặt văn hóa của địa phương, mở rộng chợ hơn có quy mô để không bị mai một mà càng làm tăng giá trị của phiên chợ cầu may này.
Nguyện vọng của dân làng Thiều mong được chính quyền các cấp, các ban ngành quan tâm để có thể mở rộng quy mô chợ Thiều hàng năm. Đây không chỉ là nét văn hóa của riêng người dân làng Thiều mà có ý nghĩa sâu rộng về mặt văn hóa của địa phương, mở rộng chợ hơn có quy mô để không bị mai một mà càng làm tăng giá trị của phiên chợ cầu may này.
Không chỉ có người dân trong vùng Thanh Hóa mà nhiều nơi khác từ Nghệ An, Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định…đến chợ Thiều ngày cuối năm. Xưa chợ Thiều được họp ở ngay sát bờ sông để thuận tiện giao thông với kiểu buôn bán trên bến dưới thuyền. Nay làng thống nhất họp vào trong sân chùa theo nguyện vọng người dân trong làng. Trên là chùa dưới là chợ để lưu giữ nét hồn quê.
Không chỉ có người dân trong vùng Thanh Hóa mà nhiều nơi khác từ Nghệ An, Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định…đến chợ Thiều ngày cuối năm. Xưa chợ Thiều được họp ở ngay sát bờ sông để thuận tiện giao thông với kiểu buôn bán trên bến dưới thuyền. Nay làng thống nhất họp vào trong sân chùa theo nguyện vọng người dân trong làng. Trên là chùa dưới là chợ để lưu giữ nét hồn quê.

Các mặt hàng bán ở chợ chủ yếu đều là những sản vật vùng quê. Những đồ quà bánh để thờ cúng ông bà tổ tiên, các món đặc trưng ngày Tết như lá dong, sợi giang, quả cau, lá trầu, củ hành, củ tỏi, thịt cá, hoa giấy, hoa tươi… đây đều là những thứ không thể thiếu trong ngày tết.

Các mặt hàng bán ở chợ chủ yếu đều là những sản vật vùng quê. Những đồ quà bánh để thờ cúng ông bà tổ tiên, các món đặc trưng ngày Tết như lá dong, sợi giang, quả cau, lá trầu, củ hành, củ tỏi, thịt cá, hoa giấy, hoa tươi… đây đều là những thứ không thể thiếu trong ngày tết.

Người dân ai đến chợ cũng đều mua hay bán một thứ gì đó về để thắp nhang, làm quà chợ cho ông bà, tổ tiên đã khuất, sau khi bán hay mua xong ai cũng đều lên chùa bên chợ thắp nén nhang cầu xin điều may mắn cho năm mới.
Người dân ai đến chợ cũng đều mua hay bán một thứ gì đó về để thắp nhang, làm quà chợ cho ông bà, tổ tiên đã khuất, sau khi bán hay mua xong ai cũng đều lên chùa bên chợ thắp nén nhang cầu xin điều may mắn cho năm mới.

Duy Tuyên

Dòng sự kiện: Tết Bính Thân 2016