Nhộn nhịp cúng tiễn ông bà ngày mùng 3

(Dân trí) - Dù khá giả hay bình dân, mỗi gia đình cũng cố gắng sắm sửa một mâm cơm tươm tất cúng tiễn ông bà tổ tiên và cầu mong một năm mới an lành, nhiều may mắn.

Trước kia, lễ tiễn ông bà kết thúc Tết Nguyên đán có thể diễn ra vào mùng 5-7-10 nhưng nay, lễ tiễn ông bà thường được tiến hành vào trưa, chiều ngày mùng 3 tết. Cũng như ngày rước ông bà về, ngày tiễn đưa con cháu phải tề tựu đông đủ. Trong ngày này, nhà nhà tấp nập chuẩn bị cho mâm cơm cúng, thường có đủ những món ăn truyền thống như gà luộc, bánh chưng, bánh tét, thịt kho, củ kiệu,… để dâng lên ông bà tổ tiên.

Nhộn nhịp cúng tiễn ông bà ngày mùng 3
Bác Cao Khả Ly (quận 3) chuẩn bị mâm cơm từ rất sớm: “Dù dư dả hay khó khăn thì gia đình tôi cũng cố gắng chuẩn bị một mâm cơm để tiễn đưa người quá cố, nhất thiết phải có con gà, chén muối, chén gạo và ly rượu”.

Theo thông lệ thì còn có đốt giấy tiền vàng mã nhưng một số gia đình tại TPHCM năm nay không hóa vàng. Chị Thiên Thanh, nhà ở Củ Chi cho biết: “Mấy năm trước nhà tôi cũng đốt vàng mã để ông bà mang đi nhưng gần đây tôi thường xuyên đi chùa, nhà chùa không ủng hộ việc đốt vàng mã nên tôi cũng nghe theo”.

Còn nhiều gia đình vẫn duy trì việc đốt vàng mã vì quan niệm, trần sao âm vậy. Với gia đình bà Vũ Thị Kim Thanh ở KCN Sóng Thần thì lễ tiễn ông bà còn đông đủ hơn hôm rước. Bởi vì rước ông bà vào 29 tết, lúc ấy nhà nào cũng bận soạn sửa đón giao thừa. Còn hôm nay, mọi công việc chuẩn bị đã xong xuôi thì con cháu đều tề tựu đông đủ.

Gia đình bà Kim Thanh vẫn duy trì tục hóa vàng
Gia đình bà Kim Thanh vẫn duy trì tục hóa vàng
 
Gia đình bà Kim Thanh vẫn duy trì tục hóa vàng
Cúng xong, đại diện gia đình sẽ tung muối và gạo ra khắp bốn phương tám hướng cầu mong một năm mới an lành, may mắn

Anh Nguyễn Duy Minh ở quận 9 (TPHCM) nhiều năm rồi mới về quê ăn tết và đối với anh, lễ rước và tiễn ông bà rất thiêng liêng. Ở Đan Mạch ngày Tết cũng có bánh tét, bánh chưng, cũng có múa lân... những vật phẩm gì không có sẵn thì người ta nhập hàng qua. Thế nhưng, anh Duy Minh vẫn cảm thấy hương vị Tết chưa được trọn vẹn.

Gia đình bà Kim Thanh vẫn duy trì tục hóa vàng
 
Gia đình bà Kim Thanh vẫn duy trì tục hóa vàng
Anh Duy Minh: “Về Việt Nam đoàn tụ với gia đình có già trẻ lớn bé, có bà con dòng họ thì tôi mới cảm nhận được bầu không khí đoàn viên”. (Ảnh: Ngọc Hân)

Hồng Nhung - Minh Kiệt