Nhà máy nước sạch “đắp chiếu”, hơn 1.000 hộ dân “khát nước”

(Dân trí) - Dự án nhà máy nước xã Kim Hải được đầu tư xây dựng 14 tỷ đồng từ tiền ngân sách nhà nước. Công trình khởi công năm 2010, hoàn thành được 80% rồi bỏ hoang 4 năm nay do thiếu vốn. Hơn 1.000 hộ dân sống bên nhà máy tiền tỷ này đang sống trong cảnh “khát” nước sạch.

Dự án nước sạch nông thôn tại xã Kim Hải, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) do Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT Ninh Bình) làm chủ đầu tư ban đầu, nay chuyển cho Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Tổng mức đầu tư dự án gần 14 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp qua chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn hợp pháp khác.
Dự án nước sạch nông thôn tại xã Kim Hải, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) do Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT Ninh Bình) làm chủ đầu tư ban đầu, nay chuyển cho Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Tổng mức đầu tư dự án gần 14 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp qua chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn hợp pháp khác.

Công trình được khởi công xây dựng năm 2010, đến năm 2012 hoàn thành được khoảng 80%. Tuy nhiên, do thiếu nguồn vốn nên công trình ngừng thi công, đắp chiếu từ đó đến nay. Hiện nhà máy nước này đang bị bỏ hoang, không có người trông coi bảo quản, số tiền hơn chục tỷ đồng đầu tư dự án bỏ không, mặc cho mưa nắng hủy hoại.

Công trình được khởi công xây dựng năm 2010, đến năm 2012 hoàn thành được khoảng 80%. Tuy nhiên, do thiếu nguồn vốn nên công trình ngừng thi công, "đắp chiếu" từ đó đến nay. Hiện nhà máy nước này đang bị bỏ hoang, không có người trông coi bảo quản, số tiền hơn chục tỷ đồng đầu tư dự án bỏ không, mặc cho mưa nắng hủy hoại.

Theo dự tính, dự án nước sạch xã Kim Hải khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp nước sạch cho hơn 1.000 hộ dân trong xã và vùng phụ cận. Khi dự án được triển khai xây dựng người dân địa phương rất vui mừng, phấn khởi vì không còn phải dùng nước giếng khoang hay xây bể lớn trữ nước mưa nữa. Tuy nhiên, đến nay qua nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, nhiều hộ dân ở đây luôn phải sống trong tình cảnh khát nước sạch do nguồn nước nhiễm mặn, ô nhiễm.
Theo dự tính, dự án nước sạch xã Kim Hải khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp nước sạch cho hơn 1.000 hộ dân trong xã và vùng phụ cận. Khi dự án được triển khai xây dựng người dân địa phương rất vui mừng, phấn khởi vì không còn phải dùng nước giếng khoang hay xây bể lớn trữ nước mưa nữa. Tuy nhiên, đến nay qua nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, nhiều hộ dân ở đây luôn phải sống trong tình cảnh "khát" nước sạch do nguồn nước nhiễm mặn, ô nhiễm.
Hơn chục tỷ đồng ngân sách xây dựng nhà máy nước Kim Hải với nhiều hạng mục như: Nhà điều hành, tháp nước, hệ thống ống dẫn, van, bể chứa... được xây dựng xong rồi bỏ hoang. Người dân thì xót của vì số tiền đầu tư rất lớn giờ đắp chiếu để đó. Nhiều hạng mục sau thời gian giờ đang xuống cấp nghiêm. Trong ảnh là hệ thống ống nước bơm từ dưới lên trên tháp nước hiện đang bị hoen rỉ, hư hại nặng.
Hơn chục tỷ đồng ngân sách xây dựng nhà máy nước Kim Hải với nhiều hạng mục như: Nhà điều hành, tháp nước, hệ thống ống dẫn, van, bể chứa... được xây dựng xong rồi bỏ hoang. Người dân thì xót của vì số tiền đầu tư rất lớn giờ "đắp chiếu" để đó. Nhiều hạng mục sau thời gian giờ đang xuống cấp nghiêm. Trong ảnh là hệ thống ống nước bơm từ dưới lên trên tháp nước hiện đang bị hoen rỉ, hư hại nặng.
Theo ông Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch xã Kim Hải, nhiều lần tiếp xúc cử tri, chính quyền và nhân dân đã có ý kiến đến các đại biểu HĐND cấp huyện, cấp tỉnh, song đến nay dự án nhà máy nước vẫn dậm chân tại chỗ, mặc cho mưa nắng hủy hại.
Theo ông Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch xã Kim Hải, nhiều lần tiếp xúc cử tri, chính quyền và nhân dân đã có ý kiến đến các đại biểu HĐND cấp huyện, cấp tỉnh, song đến nay dự án nhà máy nước vẫn dậm chân tại chỗ, mặc cho mưa nắng hủy hại.
Dự tính, công trình hiện còn thiếu một số hạng mục như: máy biến áp, đường dây cung cấp điện cho nhà máy, các van điều tiết hệ thống phân nhánh cấp nước, đồng hồ và đường ống đến các hộ dân... Nguyên nhân dẫn đến tiến độ chậm là: kinh phí đầu tư còn thiếu do Nhà nước cấp chậm là gần 3 tỷ đồng; nguồn vốn đối ứng của nhân dân chưa đóng góp là 1,3 tỷ đồng.
Dự tính, công trình hiện còn thiếu một số hạng mục như: máy biến áp, đường dây cung cấp điện cho nhà máy, các van điều tiết hệ thống phân nhánh cấp nước, đồng hồ và đường ống đến các hộ dân... Nguyên nhân dẫn đến tiến độ chậm là: kinh phí đầu tư còn thiếu do Nhà nước cấp chậm là gần 3 tỷ đồng; nguồn vốn đối ứng của nhân dân chưa đóng góp là 1,3 tỷ đồng.
Không có người trông coi bảo dưỡng, xung quan khu vực nhà máy cỏ dại mọc um tùm. Các hạng mục đã được hoàn thành rồi bỏ hoang gồm: Cổng, tường rào, san nền, các hạng mục phụ trợ, nhà quản lý vận hành, nhà chứa hoá chất, cụm lắng lọc, bể chứa nước sạch, đài nước, bể thu bùn, trạm bơm cấp I, hệ thống điện ngoài trạm, trạm biến áp và một số tuyến đường ống.
Không có người trông coi bảo dưỡng, xung quan khu vực nhà máy cỏ dại mọc um tùm. Các hạng mục đã được hoàn thành rồi bỏ hoang gồm: Cổng, tường rào, san nền, các hạng mục phụ trợ, nhà quản lý vận hành, nhà chứa hoá chất, cụm lắng lọc, bể chứa nước sạch, đài nước, bể thu bùn, trạm bơm cấp I, hệ thống điện ngoài trạm, trạm biến áp và một số tuyến đường ống.

Theo ông Tống Xuân Toán, Giám đốc Trung tâm Nước sạch vệ sinh môi trường tỉnh Ninh Bình, đơn vị đã tính toán kêu gọi nguồn xã hội hoá, kêu gọi Công ty cổ phần cấp thoát nước Ninh Bình tiếp tục đầu tư phần còn lại và đưa dự án đi vào hoạt động. Tuy nhiên, theo đại diện chính quyền xã Kim Hải thì doanh nghiệp nêu trên đã về khảo sát rồi lại đi.

Theo ông Tống Xuân Toán, Giám đốc Trung tâm Nước sạch vệ sinh môi trường tỉnh Ninh Bình, đơn vị đã tính toán kêu gọi nguồn xã hội hoá, kêu gọi Công ty cổ phần cấp thoát nước Ninh Bình tiếp tục đầu tư phần còn lại và đưa dự án đi vào hoạt động. Tuy nhiên, theo đại diện chính quyền xã Kim Hải thì doanh nghiệp nêu trên đã về khảo sát rồi lại đi.

Trong khi nhà máy nước tiền tỷ bỏ hoang, còn 3.000 nhân khẩu xã Kim Hải và một phần cư dân thị trấn Bình Minh đang khát nước sạch. Dự án có công suất phục vụ 60 lít/người/ngày khiến người dân mòn mỏi chờ 4 năm qua, không biết khi nào mới hoàn thành. Điều đáng nói là nguồn vốn còn lại không phải quá lớn, người dân địa phương rất mong tỉnh Ninh Bình sớm có hướng xử lý để sớm đưa công trình vào hoạt động phục vụ dân sinh.
Trong khi nhà máy nước tiền tỷ bỏ hoang, còn 3.000 nhân khẩu xã Kim Hải và một phần cư dân thị trấn Bình Minh đang khát nước sạch. Dự án có công suất phục vụ 60 lít/người/ngày khiến người dân mòn mỏi chờ 4 năm qua, không biết khi nào mới hoàn thành. Điều đáng nói là nguồn vốn còn lại không phải quá lớn, người dân địa phương rất mong tỉnh Ninh Bình sớm có hướng xử lý để sớm đưa công trình vào hoạt động phục vụ dân sinh.

Hệ thống đà dáo xây tháp nước nằm ngổn ngang, nhiều cây luồng sau thời gian dài chịu mưa nắng đã bị mục ruỗng, có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Sợ công trình đổ sập nhiều người dân dù xót của nhưng cũng không dám đến gần nhà máy.

Hệ thống đà dáo xây tháp nước nằm ngổn ngang, nhiều cây luồng sau thời gian dài chịu mưa nắng đã bị mục ruỗng, có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Sợ công trình đổ sập nhiều người dân dù xót của nhưng cũng không dám đến gần nhà máy.


Bên trong nhà điều hành gạch đá ngổn ngang như nhà hoang. Công trình cha chung không ai khóc này khiến người dân địa phương chán ngán.

Bên trong nhà điều hành gạch đá ngổn ngang như nhà hoang. Công trình "cha chung không ai khóc" này khiến người dân địa phương chán ngán.

Nhà máy nước tiền tỷ bỏ hoang, hơn 1.000 hộ dân "khát" nước.

Thái Bá