Nguyên Bộ trưởng Tư pháp: “Tôi xin nhận tội”

"Phải nói thẳng là "tội" chứ không phải là khuyết điểm, với hai tư cách là đại biểu quốc hội và thành viên Chính phủ khi đó, tôi xin nhận "tội" vì những hậu quả do sự chậm trễ dự án Dung Quất". Thay vì chất vấn, nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc đã gây sốc bằng sự giãi bày.

Trước khi Quốc hội thông qua nghị quyết cho phép Chính phủ thực hiện chủ trương xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất năm 1997, là đại biểu QH nhưng cũng là thành viên Chính phủ, ông nhận những thông tin về dự án này như thế nào?

Với tư cách là đại biểu QH, hằng năm chúng tôi vẫn nhận được những báo cáo. Nhưng quả thực hồi đó, nhiều ĐB không xem là vấn đề trọng tâm của mình vì QH còn bận việc làm luật.

Nhưng ngoài chức năng làm luật, QH còn có nhiệm vụ giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước?

Hồi đó vấn đề được bàn nhiều là đặt nhà máy này ở đâu, tại sao lại đặt ở Quảng Ngãi. Chính phủ cũng có trình phương án đầu tư. Nhưng nhiều người trong đó có cả tôi phải tin Chính phủ, tin các cơ quan có trách nhiệm. Tính lại thì nói thực là phải có kiến thức sâu mới tính toán được.

Chính vì vậy tôi mới nói là QH đừng có thảo luận chay. Cần phải mời các chuyên gia đến báo cáo trước khi quyết định. Hiện nay, trước khi quyết định vấn đề quan trọng, các cơ quan thường trình một vài phương án xin ý kiến và các đại biểu cứ theo đó mà bàn, chứ có nghĩ đến những vấn đề khác đâu.

Ngoài ra, có thực tế là khi đoàn chủ tịch đưa ra 2 phương án

 

Nguyên Bộ trưởng Tư pháp: “Tôi xin nhận tội” - 1

Nguyên Bộ trưởng tư pháp
Trương Đình Lộc.

biểu quyết thì phần lớn phương án nào được đưa ra trước sẽ nhận được quá bán ý kiến đồng tình.

Như vậy việc biểu quyết của QH theo ông cũng mang tính hình thức?

Có 2 hình thức QH. QH hình thức và QH thực quyền. Quốc hội hình thức là bấm nút thông cho qua những vấn đề người ta đã quyết. Còn thực quyền thì QH phải có chuyên môn. Mà muốn như vậy thì QH phải có bộ máy, có đội ngũ chuyên gia tư vấn.

Tuy nhiên, cũng phải nói khách quan là trình độ của các đại biểu QH nhiệm kỳ này cao hơn nhiệm kỳ trước. Trước đây, có thực tế là tỷ lệ nhất trí thông qua rất cao. Còn bây giờ nhiều ĐB đã bộc lộ chính kiến rõ rệt hơn.

Trở lại câu nhận "tội" trước QH của ông. Theo ông, các đại 

3 nguyên nhân chủ quan chậm trễ tiến độ dự án Dung Quất:

Thứ nhất: Dự án khi trình QH thông qua chủ trương đầu tư chưa được chuẩn bị chu đáo, điều tra cơ bản sơ sài, thẩm định chưa kỹ, chủ quan trong dự báo khả năng thu xếp tài chính, nên khi thực hiện đã phát sinh nhiều vấn đề phải xử lý làm chậm tiến độ thực hiện dự án, tăng vốn đầu tư.

Thứ 2: Chỉ đạo và tổ chức thực hiện dự án thiếu tập trung, không quyết liệt trong giải quyết những khó khăn vướng mắc.

Và cuối cùng là quản lý nhà nước về dầu khí nói chung và dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất nói riêng còn có sự chồng chéo, thiếu nhất quán.

biểu QH có sơ xuất nào khi quyết định chủ trương đầu tư dự án mà các phương án triển khai chưa được bàn tính kỹ?

Tôi nghĩ rằng chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất là không sai. Nhưng có mấy khuyết điểm. Một công trình quốc gia quan trọng như vậy mà chuẩn bị chưa đầy đủ, khảo sát thiết kế sơ sài, chỉ đạo của Chính phủ không tập trung. Đáng ra nếu thông qua rồi thì QH phải giám sát thật kỹ.

Hằng năm QH đòi Chính phủ báo cáo thì Chính phủ cũng có báo cáo, nhưng đã bao giờ QH mổ xẻ kỹ đến nơi đến chốn như hôm nay đâu. Bây giờ bức xúc quá thì việc cũng đã lỡ rồi. Trong việc này cũng có trách nhiệm của từng đại biểu QH.

QH đang đòi hỏi phải cụ thể hoá trách nhiệm trong từng vấn đề, nhưng trách nhiệm của đại biểu cần phải được nhìn nhận như thế nào khi mà nguyên tắc hoạt động của QH là biểu quyết và quyết định theo đa số?

Tôi xin nói thẳng là cử tri có tiếng nói của mình. Nếu cử tri thấy đại biểu QH mình bầu ra không đáp ứng được yêu cầu thì họ có quyền đề nghị miễn nhiệm. Đáng ra, các cơ quan của QH cần sâu sát hơn nữa với dự án đặc bịêt quan trọng này.

Ví dụ như bản thiết kế không phù hợp hoặc chưa đầy đủ thì có thể yêu cầu cơ quan liên quan xem xét lại. Tôi xin nhấn mạnh là cả nước một năm chỉ có 50 tỷ USD, trong khi đó, theo tính toán dự án này ngốn 2,5 tỷ, tức là bằng 1/20 của tổng thu nhập quốc dân.

Có một thực tế là do trình độ còn chưa đáp ứng được yêu cầu nên nhiều khi chúng ta làm mà chưa hình dung ra hết hệ quả của nó. Chúng ta liều mà không biết sợ.

Theo VnExpress

Dòng sự kiện: Quốc Hội