Nghệ An:

"Nghệ sĩ" mù và tiếng đàn soi sáng tâm hồn

(Dân trí) - Bị cướp đi đôi mắt sau một cơn bạo bệnh, tưởng chừng tất cả sẽ chìm vào bóng tối. Nhưng ông đã tìm lại được ánh sáng, hạnh phúc đời mình nhờ những phím đàn, nốt nhạc và bằng nghị lực phi thường.

Dù tuổi đã cao nh
Ông Ái say sưa đàn cho những người bạn già nghe.

Năm lên 9 tuổi, cậu bé Trần Quang Ái (xóm Yên Ninh, Quỳnh Dị, Quỳnh Lưu, Nghệ An) bị căn bệnh đậu mùa biến chứng vĩnh viễn cướp đi đôi mắt. Từ đó cuộc sống của cậu bé Quang Ái làm một màn đêm bóng tối sâu thẳm, cậu lầm lũi tự ti với mọi người, không nói không cười, lặng lẽ trong thế giới riêng một màu đen của mình. Nghe các bạn rủ nhau đi học, ông lại khóc. Bố mẹ thương con lắm nhưng nhà nghèo nên đành chấp nhận số phận.

Một lần trong dịp hội làng, ông nghe được tiếng đàn bầu thánh thót, nốt trầm nốt bổng như soi sáng tâm hồn. Kể từ ngày đó ông tự mày mò rồi tự chế cho mình một chiếc đàn và lần mò tập đánh.

Bị mất đi đôi mắt nhưng bù lại đôi tai ông rất thính và trí nhớ rất tốt, chỉ cần nghe những bản nhạc qua radio một lần là ông có thể đệm lại không sai một nốt. Rồi những bài ví dặm, những điệu nhạc khó ông học một cách dễ dàng.

Ngoài biệt tài chơi guitar, ông còn chơi kéo nhị.
Ngoài biệt tài chơi guitar, ông còn chơi kéo nhị.

Thành thục đàn bầu, ông lại thử sức với những nhạc cụ khác như nhị, guitar, sáo… Đến nay hầu hết các nhạc cụ dân tộc ông Ái đều có thể chơi thành thục, điêu luyện.

Thấy ông chơi đàn hay hát giỏi, người dân trong vùng mê âm nhạc tìm tới học, các xã lân cận còn mời ông sang dạy nhạc cho đội văn nghệ của xã. Đến các lễ hội trong vùng ông cũng được mời đến chơi nhạc. Chính những phím đàn, nốt nhạc đã mở cho đời ông một cánh cửa mới đầy ý nghĩa.

Một ngày, ông mang theo những nhạc cụ của mình đi phiêu bạt khắt nơi, lấy lời ca tiếng hát làm công cụ mưu sinh. “Thời đó đi đàn đói lắm, có những lúc anh em không có, đói rét thiếu thốn nhưng không ai bỏ cây đàn cả… đói thì lại càn đàn càng hát cho quên cơn đói đi…”, ông Ái tâm sự.
 
Cũng chính nhờ tiếng đàn mà ông đã có tới... 3 người vợ, ai đến với ông cũng vì mê tiếng đàn câu hát, mê cái bản chất hiền lành và khâm phục nghị lực vượt khó của ông. "Các bà ấy đều là nhưng người con gái lành lặn, nhưng thương tôi rồi mê tiếng đàn mà chịu khổ lấy tôi thôi. Hai bà trước đã bỏ đi vì vợ chồng sống với nhau lâu mà không có con. Còn bà 3 có với tôi 3 đứa… Cuộc sống khó khăn cũng nhờ bà ấy chịu thương chịu khó chăm chồng nuôi con chứ tôi đàn không nuôi nổi mình, nói gì đến nuôi người khác…”, ông Ái tâm sự.

Ông Ái thể hiện ca khúc "Ngóng vọng phu".
 
Giờ đây ở tuổi 66, ông Ái là thành viên chủ chốt trong CLB Người cao tuổi xã Quỳnh Dị. Cuộc sống dù khó khăn vất vả nhưng không khi nào trong gia đình ông vắng tiếng cười, tiếng hát. Có lẽ đó cũng là món quà cuộc sống đã tặng cho ông để bù đắp những thiệt thòi về thân thể mà không phải gánh chịu.
 
Phong Tình - Nguyễn Duy