1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đắk Lắk:

Mục sở thị bộ đồ nghề săn voi của “vua” Ama Kông

(Dân trí) - Ama Kông - dũng sĩ săn voi huyền thoại! Sự ra đi của ông không chỉ là mất mát của dòng họ Knul và Ê-ban, đó còn là sự tổn thất cho những ai mến mộ tài năng “vua voi”. Ông mất đi nhưng dụng cụ săn voi sẽ còn được gìn giữ mãi!

Trong một chuyến về Bản Đôn hồi tháng 3 vừa qua, chúng tôi đã ghi lại được một số hình ảnh về các dụng cụ săn voi của dũng sĩ Ama Kông - “bảo bối” giúp “vua voi” thu phục được 298 con voi rừng. Sau khi huyền thoại Ama Kông thôi săn bắt voi, những dụng cụ này được trưng bày trang trọng trong ngôi Nhà sàn cổ hơn 120 tuổi ở buôn Trí A, xã Krông Na (tức Bản Đôn, huyện Buôn Đôn) nơi ông sống những ngày cuối đời. Ngôi nhà sàn cổ này được Trung tâm du lịch Bản Đôn chọn làm điểm tham quan du lịch cho khách thập phương muốn tìm hiểu về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.

Ở đó những câu chuyện về các chuyến săn voi kỳ thú của dũng sĩ Ama Kông trước kia được phác họa cực kỳ sống động thông qua “bộ đồ nghề” săn voi của ông. Hàng chục dụng cụ săn voi được làm từ nguyên liệu núi rừng hoặc động vật rừng như mây, tre, da trâu, da bò… sau khi gia công chế tác được đặt cho một cái tên theo tiếng địa phương tùy vào chức năng sử dụng như mũi nhọn greo, sợi dây da trâu, lọng che nắng mưa.... Trong số những dụng cụ này, sợi dây thòng lọng da trâu được xem là dụng cụ chính “bất ly thân” của người thợ săn voi (gru). Từ sợi dây này người thợ săn voi sẽ buộc chặt vào chân voi con trong những chuyến săn, hoặc cột chặt những chú voi trong quá trình bị động kinh vào cây rừng.

Một sợi dây da trâu có chiều dài từ 90 đến 120m. Thật khó tin, để làm được một bộ dây thòng lọng da trâu người ta phải dùng hết da của 7 con trâu đực. Sau khi đã bện thành dây thừng, người ta buộc sợi dây phơi trên cây ròng rã 90 nắng, 90 sương, tức là 3 tháng cả ngày lẫn đêm. Chưa dừng lại ở đó, hết thời gian trên, cuộn dây da trâu được đem cất trên gác bếp đủ một mùa rẫy mới làm lễ cúng để đem dây ra sử dụng. Khi đó dây rất bền và chắc, nếu để buộc ở ngoài trời phải chịu nắng mưa, dây vẫn có thể chịu đựng được trên 100 năm không mục nát.

Ama Kông cả đời sống trên lưng voi, nên sau khi ông mất, thân quyến quyết định an táng ông bằng nghi thức địa phương, không theo tôn giáo nào. Khăm Phết Lào - một người con trai của Ama Kông cho biết - mộ của “vua voi” được bài trí tượng nhà mồ, hai con chim công, cặp ngà voi tượng trưng cùng 4 chiếc nồi đồng lớn - như là biểu tượng cho sự giàu có, uy nghi.

Lễ viếng “vua voi” Ama Kông được chính thức bắt đầu từ sáng nay 4/11, kéo dài 4 ngày.

Một số hình ảnh về dụng cụ săn voi của "vua voi" Ama Kông, được phóng viên Dân trí ghi lại:

Mục sở thị bộ đồ nghề săn voi của “vua” Ama Kông
Sợi dây da trâu có chiều dài từ 90 đến 120m tương đương da của 7 con trâu đực. Phơi ròng rã 90 nắng, 90 sương, cất trên gác bếp đủ một mùa rẫy trước khi sử dụng.

Tù và sừng trâu.
Tù và sừng trâu.

Tù và sừng trâu.
Lọng che chắn mưa, nắng của thợ săn voi. Khi đi săn voi dụng cụ này được dùng làm mái lợp đặt trên bành voi hoặc dùng trú mưa khi ngủ đêm trong rừng.

Mu rùa dùng để đựng cơm và thức ăn khô của thợ săn voi.
Mu rùa dùng để đựng cơm và thức ăn khô của thợ săn voi.

Một dụng cụ khác cũng rất quan trọng khi săn voi.
Một dụng cụ khác cũng rất quan trọng khi săn voi.
Một dụng cụ khác cũng rất quan trọng khi săn voi.

Một dụng cụ khác cũng rất quan trọng khi săn voi.
Chiếc mâm đồng - kỷ vật của ông tổ săn voi Y Thu Nul để lại cho dũng sĩ Ama Kông. Mâm được dùng để đặt các thứ lễ vật cúng thần rừng, thần sông mỗi khi tổ chức xuất phát đoàn quân đi săn bắt voi rừng. 

Viết Hảo