Mưa lớn gây chia cắt nhiều nơi ở Thanh Hóa, gần 900 hộ dân phải sơ tán

(Dân trí) - Mưa lũ vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiều địa phương của tỉnh Thanh Hóa đã bị chia cắt về giao thông, ngập lụt do ảnh hưởng của mưa bão. Đã có 2 người chết và mất tích do mưa lũ, gần 900 hộ dân phải sơ tán đến nơi an toàn.

Từ ngày 15/8 đến 13h ngày 17/8, ở hầu hết các khu vực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có mưa vừa đến mưa to, một số nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 80-170mm, một số nơi có lượng mưa lớn như Tân Trường (Tĩnh Gia) 268mm, Mường Lát 200mm, Hồi Xuân 187mm...

Ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra tình hình nước lũ trên sông Mã tại Cẩm Thủy
Ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra tình hình nước lũ trên sông Mã tại Cẩm Thủy

Hiện nay, trên địa bàn huyện Thạch Thành có một số hồ đập nhỏ đã xuống cấp; tuyến đê qua địa bàn xã Thạch Định cao 12,5m thường xuyên bị tràn đê gây ngập lụt cho nhân dân sinh sống trong vùng...

Sau khi kiểm tra thực tế, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yều cầu huyện Thạch Thành theo dõi chặt chẽ các hồ đập xung yếu để có biện pháp điều tiết nước, giữ mực nước an toàn, phòng chống sự cố xảy ra.

Do lưu lượng xả lũ của nhà máy thuỷ điện Bá Thước 2 khoảng 4.700m3/s, khiến nước trên sông Mã lên nhanh gần mức báo động 2. UBND huyện Cẩm Thủy đã phải di dời khẩn cấp hơn 100 hộ dân tại thôn Thành Long (xã Cẩm Thành) đến nơi an toàn.

Mưa lớn gây chia cắt nhiều nơi ở Thanh Hóa, gần 900 hộ dân phải sơ tán - 2
Nước sông Mã dâng cao khiến nhiều hộ dân tại huyện Cẩm Thủy bị ngập lụt
Nước sông Mã dâng cao khiến nhiều hộ dân tại huyện Cẩm Thủy bị ngập lụt

Nước sông Mã dâng cao cũng đã khiến hơn 130 hộ dân xã Vĩnh Yên (huyện Vĩnh Lộc) phải sơ tán đến nơi an toàn.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu tổ chức bảo vệ an ninh trật tự, cũng như tài sản của nhân dân khi phải sơ tán. Sau khi nước rút, tiến hành làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng, phòng tránh dịch bệnh xảy ra.

Nhiều vùng tại huyện Vĩnh Lộc cũng đã chìm sâu trong nước lũ
Nhiều vùng tại huyện Vĩnh Lộc cũng đã chìm sâu trong nước lũ

Trong quá trình kiểm tra điểm sạt lở ở khu vực giáp ranh làng Cạy và làng Giàng, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh, nơi vẫn còn 2 hộ dân sinh sống dưới núi, ông Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu địa phương có ngay phương án di dời 2 hộ dân trên đến nơi an toàn.

Đồng thời, nghiên cứu bố trí quỹ đất để các hộ đang trong khu vực có nguy cơ cao về lũ ống, lũ quét ổn định cuộc sống.

Trong khi đó, hồ thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt đang tiếp tục xả lũ với lưu lượng 2.200m3/s khiến một số diện tích cây trồng ven sông Chu qua địa bàn huyện Thường Xuân bị ngập úng.

Việc xả lũ hồ Cửa Đạt khiến mực nước sông Chu vùng hạ du dâng cao
Việc xả lũ hồ Cửa Đạt khiến mực nước sông Chu vùng hạ du dâng cao
Nhiều diện tích cây trồng của huyện Thường Xuân bị ngập
Nhiều diện tích cây trồng của huyện Thường Xuân bị ngập

Tại huyện Bá Thước, nhiều tuyến giao thông bị chia cắt, tê liệt, có nơi ngập sâu gần 2m như tại cầu tràn thuộc quốc lộ 15 trên địa bàn làng Cha (xã Thiết Kế).

Thống kê của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa, tại các huyện trung du, miền núi đã kiểm tra, rà soát và tổ chức sơ tán gần 900 hộ dân sinh sống tại các khu vực nguy hiểm, ven sông suối, có nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất đến nơi an toàn.

Tính đến cuối giờ chiều ngày 17/8, trên địa bàn Thanh Hóa, mưa lũ đã gây thiệt hại nhiều công trình công công và tài sản của người dân. Mưa lũ cũng khiến 1 người chết và 1 người mất tích tại huyện Mường Lát và huyện Quan Sơn.

Tuyến đường huyết mạch lên huyện biên giới Mường Lát bị sạt lở nghiêm trọng
Tuyến đường huyết mạch lên huyện biên giới Mường Lát bị sạt lở nghiêm trọng
Nhiều điểm sạt lở vùi lấp đường giao thông
Nhiều điểm sạt lở vùi lấp đường giao thông
Mưa lớn gây chia cắt nhiều nơi ở Thanh Hóa, gần 900 hộ dân phải sơ tán - 9

39344114_1170177079802049_7063543974241239040_n

Nhiều nhà dân bị sạt lở đất vùi lấp

Duy Tuyên