1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

“Lướt” mạng ở Triều Tiên

(Dân trí) - Lướt mạng ở đất nước được mệnh danh là khép kín nhất thế giới như thế nào? Câu trả lời ngắn gọn chung là “lạ”, ít nhất là theo tiêu chuẩn của toàn bộ phần còn lại của thế giới.

 

Máy tính ở Triều Tiên dùng hệ điều hành Red Star.

Máy tính ở Triều Tiên dùng hệ điều hành Red Star.

Các chuyên gia cho rằng vào mạng được cũng đã là một bước ngoặt trong lịch sử Triều Tiên, mặc dù có nhiều điều “lạ” khi vào các trang web chính thức của Triều Tiên. Có chương trình đặc biệt được chèn vào mỗi trang. Chức năng của nó đơn giản, song quan trọng. Đó là mỗi khi tên của nhà lãnh đạo Kim Jong-un được nhắc tới, thì những chữ đó được tự động hiển thị to hơn các chữ xung quanh một chút, giúp chúng trông nổi bật hẳn.

 

Theo Scott Thomas Bruce, chuyên gia về Triều Tiên đã viết nhiều thông tin về nước này, “chính phủ giờ không còn kiểm soát mọi liên lạc trên cả nước như đã từng làm trước đây”. Và ông cho rằng “đây là một phát triển vô cùng quan trọng”.

 

Năm 101

 

Chỉ có một quán café internet ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên. Và vào mạng ở đây, máy tính không chạy bằng chương trình Windows mà bằng chương trình Red Star, hệ điều hành do Triều Tiên tự phát triển, được cho là đích thân cố lãnh đạo Kim Jong-il chỉ đạo.

 

Tệp tin hướng dẫn trước khi cài đặt giải thích về tầm quan trọng của hệ điều hành Red Star đối với đất nước.

 

Lịch trên máy tính không phải là năm 2012, mà là năm 101, số năm kể từ năm sinh của nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành, nhà lãnh đạo sáng lập Triều Tiên.

 

Người dân bình thường không vào được “mạng” ở Triều Tiên. Đặc ân này chỉ dành cho một số người được chọn lọc, như giới cấp cao, cũng như một số học giả, nhà khoa học.

 

Những gì họ truy cập được rất hạn hẹp và thiếu chiều sâu, giống một mạng cục bộ hơn là thế giới mạng toàn cầu rộng khắp các nước khác vẫn biết.

 

Theo ông Bruce, hệ thống này , được gọi là Kwangmyong, nhằm giúp chính quyền kiểm soát thông tin và xóa bỏ chúng nếu cần thiết. Hệ thống được nhà cung cấp dịch vụ internet của nhà nước quản trị.

 

Hệ điều hành Red Star dùng phiên bản cập nhận của Firefox, được gọi là Naenara. Những trang web thường dùng ở Triều Tiên là Voice of Korea, và Rodong Sinmun, trang chính thức của nhà nước.

 

Ngoài Kwangmyong, một số người Triều Tiên vào được mạng theo nghĩa đầy đủ, không bị qua “bộ lọc”. Song được biết họ là một nhóm nhỏ vài chục gia đình, hầu hết là có liên hệ trực tiếp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

 

“Mạng muỗi”

 
Dịch vụ điện thoại di động có 3G song không kết nối được internet.
Dịch vụ điện thoại di động có 3G song không kết nối được internet.
 

Trong khi Trung Quốc có hệ thống "tường lửa" khét tiếng thì công nghệ của Triều Tiên được mô tả là "mạng muỗi", chỉ cho phép những thông tin tối thiểu vào và ra khỏi đất nước.

 

Tuy nhiên mạng lưới này có những lỗ hổng đối với điện thoại di động, do ngày càng nhiều người sử dụng điện thoại di động của Trung Quốc được tuồn qua biên giới. Các điện thoại cầm tay này chỉ hoạt động trong vòng bán kính 10km giữa biên giới hai nước, nhưng không phải là không tạo ra rủi ro.

 

Trong một báo cáo mang tên ‘sự mở cửa thầm lặng”, phỏng vấn 420 người lớn đã rời khỏi Triều Tiên, các câu chuyện của họ đã vẽ bức tranh phác họa về việc người sử điện thoại di động cấm ở Triều Tiên. “Để đảm bảo sóng di động không bị phát hiện, tôi đã đổ đầy thùng nước và đậy nắp nồi cơm lên đầu khi gọi điện”, một người cho biết.

 

Mạng di động của Triều Tiên Koryolink có 3G, song không có internet. “Tôi không biết nó có hoạt động không, song tôi chưa bao giờ bắt được tín hiệu”, người này cho biết.

 

“Sở hữu điện thoại di động cấm là tội rất lớn”, Bruce cho biết. “Chính phủ có thiết bị cảm ứng để theo dõi người sử dụng chúng”.

 

Nhiều nhà quan sát cho rằng nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un sẽ mang đến những tiến bộ về khoa học công nghệ cho người dân Triều Tiên. Và mỗi bước đi trên con đường đó sẽ mang đến thông tin cho người dân Triều Tiên.

 

Vũ Quý

Theo BBC