Huyện đầu bão trước "giờ G"

(Dân trí) - Gần như toàn bộ nhà cửa ở thị trấn Tiền Hải (Thái Bình) đã đóng cửa vào trưa nay 19/8 để đối phó với cơn bão số 3 sắp tiến vào đất liền. Đây là cơn bão được dự báo rất mạnh, rủi ro cấp 3 - cấp độ rủi ro lớn. Trong khi đó ở vùng nuôi trồng thủy sản ven biển Tiền Hải, người dân cũng đang khẩn trương gia cố đầm hồ hạn chế thiệt hại.

Tại trung tâm huyện Tiền Hải, các hộ gia đình có cửa hàng mặt tiền đã hạ mái che kín khuôn cửa chống lại mưa gió ngay từ chiều 18/8.
Tại trung tâm huyện Tiền Hải, các hộ gia đình có cửa hàng mặt tiền đã hạ mái che kín khuôn cửa chống lại mưa gió ngay từ chiều 18/8.

Đến khoảng 10h sáng 19/8 công việc chằn chống, gia cố nhà cửa đối phó bão số 3 của các hộ gia đình đã gần xong, đường phố vắng người đi lại, gió lớn kèm mưa liên tục.
Đến khoảng 10h sáng 19/8 công việc chằn chống, gia cố nhà cửa đối phó bão số 3 của các hộ gia đình đã gần xong, đường phố vắng người đi lại, gió lớn kèm mưa liên tục.

Là huyện ven biển luôn hứng chịu nhiều cơn bão, người dân Tiền Hải phải làm mái hiên chắc chắn và có bản lề có thể gập xuống để che chắn mỗi khi có bão.
Là huyện ven biển luôn hứng chịu nhiều cơn bão, người dân Tiền Hải phải làm mái hiên chắc chắn và có bản lề có thể gập xuống để che chắn mỗi khi có bão.

Dây thép giằng mái chống gió được gia cố ở các ngôi nhà mặt tiền.
Dây thép giằng mái chống gió được gia cố ở các ngôi nhà mặt tiền.

Đến trưa 19/8 các cửa hàng đã đống cửa, Tiền Hải nín thở chờ bão trong lo âu.
Đến trưa 19/8 các cửa hàng đã đống cửa, Tiền Hải nín thở chờ bão trong lo âu.

Tại một đầm nuôi tôm của ông Trần Quang Dân thôn Hợp Châu (xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải - Thái Bình), gia đình ông huy động tất cả nhân lực để gia cố bờ đầm tránh vỡ lở.
Tại một đầm nuôi tôm của ông Trần Quang Dân thôn Hợp Châu (xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải - Thái Bình), gia đình ông huy động tất cả nhân lực để gia cố bờ đầm tránh vỡ lở.

Gia đình ông Dân có 4 hồ nuôi tôm, hồ nhỏ 1200 m2, hồ lớn 4000 m2, ông cho biết đang rất lo lắng trước cơn bão mạnh này và khả năng bị mất tôm do nước tràn vỡ đầm là cao.
Gia đình ông Dân có 4 hồ nuôi tôm, hồ nhỏ 1200 m2, hồ lớn 4000 m2, ông cho biết đang rất lo lắng trước cơn bão mạnh này và khả năng bị mất tôm do nước tràn vỡ đầm là cao.

Các thuyền đánh cá của xã Nam Thịnh đã được neo đậu về nơi khuất gió, một số thuyền nhỏ đã kéo lên mặt đường để tránh thiệt hại.
Các thuyền đánh cá của xã Nam Thịnh đã được neo đậu về nơi khuất gió, một số thuyền nhỏ đã kéo lên mặt đường để tránh thiệt hại.


Một người dân đội mưa gia cố lại chuồng trại cho đàn vịt trước khi bão về.

Một người dân đội mưa gia cố lại chuồng trại cho đàn vịt trước khi bão về.

Một cách gia cố mái nhà đơn giản của người dân ven biển.
Một cách gia cố mái nhà đơn giản của người dân ven biển.

Những ngôi nhà ven biển xã Nam Thịnh, ngoài việc hạ mái che chắn người dân còn chèn thêm nhiều bao cát để chống gió.
Những ngôi nhà ven biển xã Nam Thịnh, ngoài việc hạ mái che chắn người dân còn chèn thêm nhiều bao cát để chống gió.

Căng dây thép giữ mái chống bão.
Căng dây thép giữ mái chống bão.

Tất cả các ngôi nhà của xã Tây Giang ven biển có mái hiên đều được người dân giằng dây thép xuống mặt đường để chống gió giật.
Tất cả các ngôi nhà của xã Tây Giang ven biển có mái hiên đều được người dân giằng dây thép xuống mặt đường để chống gió giật.

Hữu Nghị - Mạnh Thắng