1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thừa Thiên Huế:

Hàng nghìn người tập trung diệt trừ cây Mắt mèo

(Dân trí) - Trước tình trạng sinh sôi nảy nở ngày càng nhanh của cây Mắt mèo, ảnh hưởng xấu đến đất trồng sản xuất, hôm nay, Sở Tài nguyên Môi trường, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh TT-Huế cùng 1.300 người dân huyện Phú Vang đã đồng loạt ra quân diệt trừ loại cây này.

>> Lời cảnh báo từ cây Mắt mèo

>> Huế: Tiêu diệt cây Mắt mèo nguy hiểm

 

Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, cây Mắt mèo (còn gọi là cây Mai dương hay Ma Vương) là cây cốt khí có gai, cây trinh nữ thân gỗ, có tên khoa học là Mimosa Pigra. Cây mọc rất khỏe, lây lan rất nhanh, không kén đất.

 

Cây có thể cao đến 2 mét, thân và lá có gai cứng dẫn từ gốc đến ngọn, hoa màu vàng hường, trái đầy lông ngứa, hạt trôi theo dòng nước, phát tán xa theo chiều gió, khi rơi ở đâu là hạt nảy mầm ngay ở đó.

 

Một số bà con ban đầu trồng cây Mắt mèo làm hàng rào để ngăn trâu bò, trồng theo các bờ kênh để chống sạt lở. Không ngờ cây phát tán và lan nhanh, “ăn” cả vào đất sản xuất, lấn chiếm đất canh tác, cản trở việc đi lại, ngăn cản dòng chảy trên kênh mương, ảnh hưởng đến sản xuất, gây sát thương cho người và gia súc, tốn công phát dọn hàng năm.

 

Khi cây bị ngập nước lâu ngày, rụng hết lá chỉ chết ở phần ngọn; khi nước rút, phần gốc của cây vẫn có khả năng nảy mầm, tái sinh rất nhanh. Ngoài ra, trong thân cây có chứa một loại acid amin là mimosin có thể gây độc đối với nhiều loài động vật. Cây Mắt mèo mọc ở đâu thì hệ thực vật ở đó sẽ bị tiêu diệt, sâu bọ không ăn được, chim chóc không dám đậu, động vật không dám tới gần.

 

Được biết cây Mắt mèo là một loài cỏ dại ngoại lai có nguồn gốc từ Trung Mỹ và hiện là một trong những loài cỏ dại nguy hiểm nhất trên các vùng đất ngập nước nhiệt đới.

 

Nguyễn Phương