“Hái ra tiền” nhờ bóc long nhãn

(Dân Trí) - Nghề bóc long nhãn hiện đang là một nghề đem lại thu nhập cao cho người dân tại tỉnh Hưng Yên. Cứ mỗi vụ mùa nhãn đến nhiều người dân nơi đây lại “hái ra tiền” nhờ nghề này.

Nhắc đến nhãn lồng chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng nghĩ ngay đến tỉnh Hưng Yên. Mặc dù nhãn đã được nhân giống ra một số tỉnh khác như Hải Dương, Hà Nam,…nhưng nhãn lồng Hưng Yên có nét đặc trưng riêng, quả to, vị ngọt, mùi hương đậm đà. Không những thế quả nhãn nơi đây còn đem lại thu nhập cao cho người dân.

Vào những ngày đầu mùa nhãn, chúng tôi đã có dịp ghé thăm các vùng quê của tỉnh Hưng Yên. Hướng về các vùng trọng điểm trồng nhãn như các huyện Tiên Lữ, Ân Thi,… Những ngày này, mọi người dân đang bước vào mùa thu hoạch nhãn, tiếng cười nói, tiếng gọi nhau í ới trong những vườn nhãn sai quả càng khiến không khí một vùng quê thanh bình nhộn nhịp hẳn lên.

Thiếu nữ xinh xắn chăm chú, khéo leo khi xoắn long nhãn.
Thiếu nữ xinh xắn chăm chú, khéo leo khi xoắn long nhãn.

Có mặt tại gia đình bà Nguyễn Thị Hòa, thôn Đa Lộc, xã Đa Lộc, huyện Ân Thi đã có thâm niên làm nghề bóc long nhãn gần 20 năm, bà cho biết: “Từ khi có nghề này gia đình chúng tôi khấm khá hơn trước nhiều. Hiện gia đình tôi thuê khoảng trên dưới 100 lao động. Mỗi năm thu mua hơn 30 tấn nhãn tươi, sau khi sấy còn khoảng 3,5 tấn, giá bán thành phẩm gần 200 nghìn đồng/kg, mỗi mùa vụ thu nhập cũng cho khoảng trên dưới 200 triệu đồng. Tạo điều kiện cho rất nhiều người từ già tới trẻ đều có công ăn việc làm những lúc nông nhàn”.

Không chỉ có gia đình bà Hòa, tại gia đình bà Nguyễn Thị Huế, đồng thôn Đa Lộc cũng rộn ràng người bóc long nhãn, mặc dù đã hơn 12 giờ trưa nhưng mọi người vẫn chăm chú bên những rổ nhãn mọng nước, theo quan sát tại đây có khoảng trên dưới 50 lao động, đôi bàn tay thoăn thoắt, cùng những tràn long nhãn trắng muốt khiến chúng tôi càng tò mò hơn.

Gặp gỡ, trò chuyện bên những tràn long nhãn bà Huế chia sẻ: “Công việc này tuy không nặng nhọc nhưng tận dụng được lúc nông nhàn, đem lại thu nhập cao cho nhiều người. Trung bình mỗi công nhân ở đây làm cũng gần 100 nghìn đồng/ngày, từ con trẻ đến người già cũng có thể làm được”.

Em Lê Thị Trang đang mải mê bên tràn long nhãn tâm sự: “Em đi học một buổi, còn một buổi em vẫn đi bóc long nhãn mang lại thu nhập cho gia đình, trung bình một ngày em có thể bóc được hơn 10 tràn long nhãn, thu nhập cũng khoảng trên dưới 100 nghìn đồng”.

Để có được những thành phẩm long nhãn đạt chất lượng, mỗi cung đoạn đều cần phải thận trọng, đảm bảo đúng quy trình. Nói về quy trình và các cung đoạn làm long nhãn, bà Hòa cho biết: “Qủa nhãn sau khi được hái về, đem rửa sạch bằng nước lã sau đấy bóc long và cho vào lò sấy, quá trình sấy phải đủ độ, thường thì quá trình sấy phải đạt 24 tiếng nếu để lâu sẽ gây cháy long nhãn và mất mùi vị…".

Một số hình ảnh PV ghi lại về quá trình và cách làm ra sản phẩm long nhãn:

 Nhãn sau khi được thu mua về, phần cành, lá sẽ được loại bỏ.
Nhãn tươi được thu mua về với giá 7 - 10 nghìn đồng/kg, sau đó được phần cành, lá, quả

 Sau đó được rửa sạch.

 Sau đó được rửa sạch.

 Sau đó được rửa sạch.
 Từ người già đến trẻ con ai cũng có thể thành thạo xoáy long nhãn, một ngày đạt khoảng 40 - 50kg.

 Dụng cụ xoắn long nhãn được làm bằng kim loại.
 Dụng cụ xoắn long nhãn được làm bằng kim loại.


 Mỗi lò sấy có sức chứa lên tới 50 tràn long nhãn.
 Mỗi lò sấy có sức chứa lên tới 50 tràn long nhãn.

 Long nhãn sau khi được sấy đã chuyển màu.
 Long nhãn sau khi được sấy đã chuyển màu.

 Long nhãn được đóng vào bao tải, chờ xuất khẩu. Gía thành sau khi sấy gần 200 nghìn đồng/kg.
 Long nhãn được đóng vào bao tải, chờ xuất khẩu. Gía thành sau khi sấy gần 200 nghìn đồng/kg.


Em bé nhỏ tuổi rất cần mẫn và thích thú với công việc này.
Em bé nhỏ tuổi rất cần mẫn và thích thú với công việc này.
Hữu Chí