F1 Grand Prix 2012 và những thử thách chưa bao giờ cũ

Tháng 3 hàng năm, các đội đua F1 lại “di cư” chuẩn bị cho một hành trình dài xuyên lục địa 8 tháng để có mặt trên những đường đua tranh ngôi vô địch. Mùa giải năm nay đã chứng kiến sự trở lại của những người hùng.

 

Thử thách khắc nghiệt cùng với sự cạnh tranh khốc liệt thì dù từng giữ ngôi vua, các tay đua vẫn phải nỗ lực hết mình.

 

Sụt 4kg sau mỗi vòng đua

 

Trong các môn thể thao mạo hiểm, người ta nhắc đến lướt ván, đua mô tô địa hình, leo núi… với sự nể phục khả năng rèn luyện bền bỉ của các vận động viên cũng như tính khắc nghiệt của môi trường thi đấu. Tuy nhiên, chưa môn thể thao nào mà sự “hao mòn” con người thể hiện rõ rệt như F1. Trong quá trình đua, nhịp tim của các tay đua luôn đập ở mức 185-190 nhịp/phút (tương đương nhịp tim của một VĐV điền kinh khi chạm đích) và đốt đến 600 kcal năng lượng cơ thể. Bên cạnh việc tăng, giảm tốc liên tục với vận tốc cao nhất có thể đạt 340km/h thì các tay đua cũng không ngừng phanh thắng. Khi phanh, một tay đua nặng 75 kg sẽ tác động một lực tương đương với 375 kg lên dây đai an toàn. Khi này, nhiệt độ ống pô của xe lên đến gần 10000C, dòng không khí bao quanh cũng nóng tới 2500 C. Do bị bao bọc bởi khối khí nóng nên nhiệt độ trong khoang lái luôn ở mức 500C. Điều này có nghĩa là các tay đua không ngừng “bốc hơi”, dẫn đến mất nước và sụt cân nhanh chóng.
 
 
Chiếc nón bảo hiểm là 1 trong những thiết bị bảo vệ cần thiết nhất cho tay đua

Chiếc nón bảo hiểm là 1 trong những thiết bị bảo vệ cần thiết nhất cho tay đua

 

 

Chế độ dinh dưỡng khắt khe

 

Một chặng đua thường kéo dài từ hơn 50 đến 70 vòng đua, chưa kể việc di chuyển liên tục qua các châu lục để thi đấu. Trên hết, các tay đua phải có sức khỏe đủ chuẩn mới có thể theo nỗi môn thể thao quý tộc này. Mỗi tay lái phải kiểm soát chặt chẽ lượng carbohydrate và protein cung cấp vào cơ thể. Đồng thời, họ phải duy trì khả năng dẻo dai mà không tăng cân làm chật hẹp không gian buồng lái vốn đã nhỏ của F1. Trong mỗi xe F1 luôn bố trí một chai nước 75cl-chứa nước và muối khoáng - để tay đua uống thông qua một chiếc ống dẫn xuyên qua nón bảo hiểm.

 

Hệ thống an toàn “bủa vây”

 

Tại mỗi chặng, số lượng tay lái có mặt trên đường đua không quá 20, ít dần nếu có tay đua nào đó bỏ cuộc. Tuy vậy, trung bình, phải có đến 100 người chỉ để làm nhiệm vụ tiếp tế,  “phục dịch” kịp thời, nhanh chóng cho những chiếc F1 đang chinh chiến. Ngoài việc thay lốp, bơm nhiên liệu, đề phòng các sự cố, đội ngũ nhân viên này được trang bị hệ thống máy tính cao cấp nhất để kiểm tra khoảng 200 thông số khác nhau mỗi vòng đua. Bên cạnh đó, cứ cách vài trăm mét là có một trạm tiếp tế, cứu hộ được bố trí sẵn sàng.
 
 
Chiếc nón bảo hiểm là 1 trong những thiết bị bảo vệ cần thiết nhất cho tay đua

Tại mỗi chặng, mỗi đội đua chỉ có hai tay lái chính điều khiển hai chiếc xe nhưng phải cần tới 100 nhân viên để phục dịch nhanh nhất có thể cho các tay đua

 

Chiến đấu thông minh

 

Những áp lực nặng nề về cả thể xác và tinh thần luôn đè nén các tay đua. Với một cơ thể không chuẩn bị tốt, chắc chắn sẽ gây tổn hại, thậm chí các áp lực còn khiến những ai không quen sẽ có cảm giác, đầu mình đang bị xé toạc. Các tay đua phải sử dụng hầu hết các cơ bắp khi ngồi sau tay lái. Không có một môn thể thao chuyên biệt nào để các tay đua tập luyện. Họ phải luyện tập để có sức mạnh của một võ sĩ quyền anh, sự phản ứng nhanh nhẹn của một phi công và thể lực của một vận động viên marathon đường dài.

 

Với một tay đua F1 mà nói thì đầu là cổ là hai bộ phận chính luôn cần bảo vệ tối ưu. Đầu của vận động viên cùng nón bảo hộ có trọng lượng khoảng 6kg. Nếu cộng thêm trọng lực trong suốt vòng đua thì cổ của các tay đua phải chịu một áp lực lên đến… 24kg. Có quá nhiều những thử thách bủa vây mà các tay đua phải chấp nhận. Lúc này, bất kỳ sự khó chịu nhỏ nhặt nào đến từ da đầu, mái tóc cũng vô tình trở thành lực cản cho các tay đua. Do đó, những vật dụng bảo hộ như mũ bảo hiểm, bộ quần áo hay thiết bị HANS cũng chỉ nhằm bảo hộ tối ưu các tay đua khi có khi va chạm. Chỉ thật hoàn hảo nếu các tay đua có thêm một chiếc mũ bảo hiểm vô hình khác giúp da đầu, mái tóc khỏe mạnh để đem lại lại sự thoải mái, kích thích pha xử lý tinh tế trên đường đua. Theo chia sẻ của tay đua hàng đầu Kimi Raikkonen của đội Lotus cảm giác ngứa, khó chịu ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ và phán đoán cá nhân. Do đó, vượt lên những áp lực, các tay đua phải tự biết cách bảo vệ mình.
 

F1 và những con số biết nói

2: số giờ một động cơ xe F1 hoàn tất vòng đời.

5: số giây chuẩn một tay đua phải được cứu ra khỏi buồng lái sau khi xảy ra tai nạn.

11: số lít nhiên liệu được bơm sau mỗi giây
30: số giây xe cứu thương chạy đến hiện trường tai nạn ở bất kì điểm nào trên đường đua.

2.600: số lần các tay đua chuyển số trong suốt chặng đua
3.000: số vòng tối đa mà bánh xe quay khi đạt tốc độ cao nhất
12.000: số lượng các mối dệt cực nhỏ của các lớp sợi carbon cấu thành chiếc mũ bảo hiểm F1

 

 

Hoàng Long