1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Dạo “Phố ông đồ” Sài Gòn, tìm về Tết Việt xưa

(Dân trí) - Giữa lòng Sài Gòn phồn hoa, hiện đại, người ta vẫn bắt gặp hình ảnh của Tết Việt xưa thông qua một số lễ hội văn hóa đặc sắc trong mỗi dịp Xuân về. Một trong những nét xưa đó được khắc họa khá sinh động thông qua “Phố Ông đồ”.

"Phố ông đồ" Sài Gòn

Bất chấp sự tất bật của những ngày giáp Tết, không ít người Sài Gòn vẫn ráng "nhín chút thời gian" để tìm về với không khí của Tết xưa, với hình ảnh trong câu thơ: “Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già…”.

Và hình ảnh ấy phần nào được tái hiện sinh động trên Phố ông đồ ngay giữa lòng Sài Gòn, tại những con đường thuộc Cung văn hóa Lao Động hoặc xung quanh khuôn viên Nhà văn hóa Thanh Niên TPHCM.

Dạo “Phố ông đồ” Sài Gòn, tìm về Tết Việt xưa - 1
Những "ông đồ" ngày nay là những bạn trẻ, đang theo học tại các trường chuyên về mỹ thuật ở TPHCM

Họ đam mê với nghề vẽ chữ

Họ đam mê với nghề "vẽ chữ"

Dạo “Phố ông đồ” Sài Gòn, tìm về Tết Việt xưa - 3
Dạo “Phố ông đồ” Sài Gòn, tìm về Tết Việt xưa - 4
Một bức thư pháp như thế này có giá dao động từ 120.000 - 180.000 đồng, tùy kích thước và tùy số lượng chữ được vẽ

Đến phố ông đồ những ngày Xuân, người ta còn nhìn thấy loại bút viết ngỡ như đã tuyệt chủng, đó là những cây viết lông công, loại viết thường dùng để viết mực Tàu, tạo nên những nét chữ bay bướm...

Đến phố ông đồ những ngày Xuân, người ta còn nhìn thấy loại bút viết ngỡ như đã "tuyệt chủng", đó là những cây viết lông công, loại viết thường dùng để viết mực Tàu, tạo nên những nét chữ bay bướm...


Một du khách nước ngoài tranh thủ khi dạo phố đã tìm mua ngay một chiếc quạt giấy, được trang trí bằng những chữ thư pháp, với giá 35.000 đồng

Một du khách nước ngoài tranh thủ khi dạo phố đã tìm mua ngay một chiếc quạt giấy, được trang trí bằng những chữ thư pháp, với giá 35.000 đồng

Thậm chí, những vật dụng nhỏ nhất, nhưng thường gặp nhất trong ngày Tết như phong bao lì xì cũng được vẽ chữ, với giá 10.000 đồng/phong bao
Thậm chí, những vật dụng nhỏ nhất, nhưng thường gặp nhất trong ngày Tết như phong bao lì xì cũng được vẽ chữ, với giá 10.000 đồng/phong bao

Những “ông đồ” của thời hiện đại không còn là những người già, mà thay vào đó là những bạn trẻ của các trường mỹ thuật mê “vẽ chữ”, còn người đi xin chữ cũng đa phần là các bạn trẻ, muốn vương vấn chút gì đó của không khí Tết xưa.

Không gian của các phố ông đồ giữa lòng TPHCM đô hội cũng là nơi thu hút khá nhiều sự chú ý của khách nước ngoài trong những ngày họ lưu lại Việt Nam, đúng dịp Tết cổ truyền của người Á Đông. Đấy cũng là nơi những du khách nọ tìm hiểu văn hóa và phong tục tập quán của người dân Việt.

Có 2 phố ông đồ chính ở TPHCM trong những ngày Xuân là xung quanh khuôn viên Nhà văn hóa Thanh Niên (góc đường Phạm Ngọc Thạch - Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1) và trước Cung văn hóa Lao Động (dọc đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1)
Có 2 phố ông đồ chính ở TPHCM trong những ngày Xuân là xung quanh khuôn viên Nhà văn hóa Thanh Niên (góc đường Phạm Ngọc Thạch - Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1) và trước Cung văn hóa Lao Động (dọc đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1)

Phố ông đồ không chỉ là nơi nam thanh, nữ tú đến xin chữ, mà còn là địa điểm du xuân
Phố ông đồ không chỉ là nơi nam thanh, nữ tú đến xin chữ, mà còn là địa điểm du xuân

nơi tìm đến những món quà lưu niệm dễ thương
nơi tìm đến những món quà lưu niệm dễ thương


Không chỉ có người Việt, mà người nước ngoài cũng ấn tượng mạnh với Phố ông đồ: Cô gái Nhật trong ảnh cho biết, cô thật sự bất ngờ với văn hóa Tết Việt, dù người Nhật hàng năm cũng đón Tết Nguyên đán.

Không chỉ có người Việt, mà người nước ngoài cũng ấn tượng mạnh với Phố ông đồ: Cô gái Nhật trong ảnh cho biết, cô thật sự bất ngờ với văn hóa Tết Việt, dù người Nhật hàng năm cũng đón Tết Nguyên đán.

Mà nói đến Tết, phải nói đến bông mai, cho dù là mai trong... tranh
Mà nói đến Tết, phải nói đến bông mai, cho dù là mai trong... tranh

Dạo “Phố ông đồ” Sài Gòn, tìm về Tết Việt xưa - 13
Hay như bộ chữ "Tâm" được vẽ công phu, theo hình vòng xoáy âm dương, với giá bán 6 triệu đồng/bức


Hoặc với chi phí khoảng 300.000 đồng, người ta có thể kiếm ngay bức chân dung được vẽ tốc ký ngay giữa lòng Phố ông đồ

Hoặc với chi phí khoảng 300.000 đồng, người ta có thể kiếm ngay bức chân dung được vẽ tốc ký ngay giữa lòng Phố ông đồ

Trọng Vũ - Phạm Nguyễn

Dạo “Phố ông đồ” Sài Gòn, tìm về Tết Việt xưa - 15

Dòng sự kiện: Tết Bính Thân 2016