Hà Nội:

Đại công trường ngổn ngang trong chiến dịch giải phóng vỉa hè

(Dân trí) - Hàng chục cửa hàng, ki-ốt, gara ô tô… xây dựng trái phép trên khu vực vỉa hè đường Nghiêm Xuân Yêm (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội) đã bị lực lượng chức năng phá dỡ trong chiến dịch giải phóng vỉa hè.

Phá dỡ nhiều ki-ốt, cửa hàng xây dựng trái phép trên vỉa hè Hà Nội

Đại công trường ngổn ngang trong chiến dịch giải phóng vỉa hè - 1

Đại công trường ngổn ngang trong chiến dịch giải phóng vỉa hè - 2


Nhiều cửa hàng, ki-ốt, gara xe... trên khu vực vỉa hè đường Nghiêm Xuân Yêm bị lực lượng chức năng phá dỡ trong các ngày 25, 26/3, vì vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp.

Nhiều cửa hàng, ki-ốt, gara xe... trên khu vực vỉa hè đường Nghiêm Xuân Yêm bị lực lượng chức năng phá dỡ trong các ngày 25, 26/3, vì vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp.

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí vào sáng nay (27/3) tại khu vực trên, các công trình xây dựng trái phép đã bị lực lượng chức năng phá bỏ, tất cả chỉ còn là đống ngổn ngang gạch vữa, sắt thép. Các chủ cửa hàng, gara, ki-ốt… tranh thủ thu dọn đồ đạc, tài sản còn lại của mình.


Ngổn ngang gạch, vữa.

Ngổn ngang gạch, vữa.


Di dời người và tài sản

Di dời người và tài sản


Các chủ cửa hàng cố vớt vát chút tài sản...

Các chủ cửa hàng cố vớt vát chút tài sản...

Anh Vũ Tiến Hiệp (31 tuổi, ở Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: “Toàn bộ khu đất này là đất nông nghiệp, gia đình tôi mua ở đây 60 m2 với giá 10 triệu đồng/m2 từ năm 2015. Sau đó, được chính quyền “bật đèn xanh” nên gia đình tôi mới dám xây dựng tạm ngôi nhà lên để kinh doanh bán hàng.

Đang làm ăn yên ổn thì đến ngày 25/3, chúng tôi nhận được thông báo của UBND xã Thanh Liệt - Thanh Trì nói là phải tháo dỡ toàn bộ công trình. Chúng tôi chưa kịp tháo dỡ, di chuyển đồ đạc thì ngày 25/3, chính quyền đã cho máy móc xuống phá bỏ hết, các hộ dân đều trở tay không kịp”.

Cùng tâm trạng như anh Hiệp, bà Ngô Thị Liên (64 tuổi, có cửa hàng bị tháo dỡ ở khu vực trên) cho biết: “Toàn bộ khu đất này là đất nông nghiệp, có hộ mua lại, có hộ vẫn là đất của người ta. Do không thể sản xuất nông nghiệp trên khu đất này nên các hộ dân mới dựng tạm lều quán để bán hàng kiếm sống. Bây giờ chính quyền phá hết đi thì người dân gặp nhiều khó khăn, không biết xoay sở kiểu gì nữa. Chúng tôi cũng chưa rõ là chính quyền phá dỡ đi rồi, sau này cho chúng tôi sử dụng miếng đất hiện tại như thế nào để kiếm sống, thực sự chúng tôi rất lo lắng”.

Theo bản Thông báo số 255/TB-UBND ngày 22/3/2017 của UBND xã Thanh Liệt (Thanh Trì, Hà Nội) do người dân cung cấp có nội dung: Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Bộ Công an, Thành ủy, HĐND và UBND TP Hà Nội về đảm bảo TTATGT, trật tự đô thị; Căn cứ và Kế hoạch 73/KH-BCĐ ngày 6/3/2017 của Ban chỉ đạo 197 huyện Thanh Trì về việc tăng cường kiểm tra, đôn đốc, xử lý các vi phạm về trật tự ATGT, trật tự đô thị, trật tự công cộng; Căn cứ vào Kế hoạch 24/KH-UBND ngày 21/3/2017 của UBND xã Thanh Liệt về việc tổ chức cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm trật tự xây dựng tại đường Vành đai III, thôn Thượng, xã Thanh Liệt.

Với lý do trên, bắt đầu từ ngày 25/3, lực lượng chức năng đã tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhiều cửa hàng, ki-ốt, gara… tại khu vực nói trên vì không được phép xây dựng công trình kiên cố trên đất nông nghiệp.

Nguyễn Dương