1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Cuộc đối đầu nguy hiểm ở Hoa Đông

Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là chương mới nhất trong lịch sử xung đột lâu dài giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Và người Mỹ đang ngày một lo lắng.

Bế tắc đầy nguy hiểm giữa Nhật và Trung Quốc dẫn tới các cuộc biểu tình nổ ra ở khắp Trung Quốc ngay sau khi Tokyo quyết định "quốc hữa hóa" nhóm đảo tranh chấp ở Hoa Đông. Nhưng tranh chấp này chỉ là một biểu hiện của sự đối đầu sâu sắc, nhiều mặt bắt nguồn từ Thế chiến II.

Senkaku/Điếu Ngư chỉ là "sản phẩm" gần đây nhất của một câu chuyện cũ về bạo lực, thù hận, sợ hãi và tiếp tục cản trở những nỗ lực của cả hai quốc gia nhằm hướng tới một mối quan hệ ổn định và đáng tin cậy hơn. Trong khi đó, người Mỹ - vẫn thường tự coi là một cường quốc hàng đầu của châu Á - Thái Bình Dương - đang ngày càng lo lắng.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta vừa có chuyến thăm Nhật Bản. Ông đã cảnh báo rằng "hành vi khiêu khích" của bất kỳ bên nào có thể dẫn tới hiểu nhầm, bạo lực và có thể là cả một cuộc chiến. "Đó là lợi ích của tất cả các nước, khi Nhật Bản và Trung Quốc duy trì quan hệ tốt đẹp và tìm cách để tránh leo thang hơn nữa", ông Panetta nói. Trước ông, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nhấn mạnh sự cần thiết phải kiềm chế và duy trì đối thoại giữa Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác mà Bắc Kinh có tranh chấp lãnh thổ.
 
Ảnh: AP
Ảnh: AP

Khẳng định không đứng về phía nào trong tranh chấp, ông Panetta cũng xác nhận tại Tokyo rằng, các đảo được bao phủ bởi hiệp ước an ninh và phòng thủ chung Mỹ - Nhật.

Điều đó có nghĩa là, ít nhất về mặt lý thuyết, Washington bị ràng buộc trong việc trợ giúp Nhật Bản phòng thủ lãnh thổ mà Trung Quốc nói rằng đó là nơi bị chiếm giữ trái phép.

Chiến lược trục xoay của chính quyền Obama hướng tới châu Á, mối quan tâm tới khả năng tự bảo vệ cũng như hỗ trợ các đồng minh phòng thủ để chống lại quốc gia hạt nhân Triều Tiên, sự tích cực theo đuổi nỗ lực mở rộng hợp tác an ninh và thương mại với nhiều nước trong khu vực…. đều là những nhân tố gây ảnh hưởng tới tư duy của các nhà lãnh đạo Trung Quốc về an ninh và mối quan hệ của họ với Nhật Bản - đồng minh chính trong khu vực của Washington.

Khi Ngoại trưởng Clinton hai năm trước tuyên bố tự do hàng hải ở Biển Đông là một “lợi ích quốc gia của Mỹ”, Bắc Kinh đã nổi đoá và xem đó là sự khiêu khích thái quá. Giống như giờ đây, họ coi quyết định mua Senkaku/Điếu Ngư của Tokyo là “không thể chịu đựng nổi”.

Trong quá khứ, khi các tranh chấp tương tự nổ ra, thì các biện pháp hàn gắn ngoại giao hay tháo gỡ căng thẳng được áp dụng. Nhưng lần này lại có thể khác biệt, phần lớn vì sự thay đổi chính trị ở chính nước Nhật. Tranh chấp về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày một lên cao trong vài tháng qua. Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda đưa ra quyết định mua đảo. Trung Quốc phản ứng với nhiều hành động như biểu tình quy mô lớn, điều tàu ra vùng tranh chấp và đe dọa các biện pháp trừng phạt thương mại.

Dưới áp lực từ quan điểm dân tộc chủ nghĩa, ông Noda đã công khai tuyên bố quan điểm cứng rắn bất ngờ: “Senkaku là một phần lãnh thổ Nhật Bản, về mặt luật pháp kinh tế cũng như từ góc độ lịch sử. Quần đảo Senkaku nằm dưới sự kiểm soát hiệu quả của Nhật Bản và ở đây không tồn tại vấn đề lãnh thổ với bất kỳ quốc gia nào”, ông nói với báo Yomiuri Shimbun hồi tháng 7. Hiện tại, ông kêu gọi Trung Quốc trở lại đối thoại “điềm tĩnh” mà không đưa ra bất kỳ sự nhượng bộ nào.

"Cuộc đối đầu giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã leo thang ở mức độ thực sự nguy hiểm”, nhà ngoại giao kỳ cựu Mỹ Sephen Harner viết trên Forbes. "Khách quan mà nói, leo thang hơn nữa là điều bất lợi cho cả hai bên”.
 
Theo Thái An
Vietnamnet