Chiêm ngưỡng linh vật Việt bằng vàng ròng, đất nung

(Dân trí) - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang trưng bày giới thiệu 27 linh vật Việt Nam với các loại hình tượng tiêu biểu như: Hình tượng Rùa, Long mã, hình tượng Rồng, hình tượng Kỳ lân, ngựa có cánh….

Hé lộ những linh vật của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Bảo tàng  Lịch sử Quốc gia đang trưng bày và giới thiệu 27 loại hình các con vật linh thiêng, qua gần 100 hiện vật tiêu biểu với chủ đề “Linh vật Việt Nam”.

Linh vật là những con vật linh thiêng, được sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng văn hoá để truyền đạt ý tưởng trong tín ngưỡng, tôn giáo và thế giới quan, nhân sinh quan. Linh vật thường được mô tả trong thần thoại và truyền thuyết được biểu đạt trong nghệ thuật tạo hình.

Người xưa tin rằng linh vật, là hiện thân của các lực lượng tự nhiên hoặc mang đặc tính huyền bí, năng lực siêu nhiên có thể chi phối nhân sinh, vũ trụ.

Linh vật trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam có nhiều loại khác nhau, do người Việt Nam sáng tạo nên hoặc do giao lưu, tiếp biến các nền văn hoá bên ngoài, phản ảnh sâu sắc đời sống tâm linh, văn hoá dân tộc.

Mỗi linh vật trong tiến trình phát triển vừa thể hiện bản sắc riêng của văn hoá dân tộc,  vừa mang đặc điểm, phong cách nghệ thuật đặc trưng riêng của mỗi thời kỳ lịch sử.

Tuy chưa thật đầy đủ nhưng trưng bày là cơ hội để công chúng khám phá, tìm hiểu về sự phong phú và độc đáo của linh vật Việt Nam nói chung; hiểu sâu sắc hơn về câu chuyện của mỗi linh vật. Qua đó khơi dậy ý thức dân tộc trong việc sử dụng các biểu tượng văn hoá hiện nay.

 

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang trưng bày và giới thiệu 27 loại hình các con vật linh thiêng, qua gần 100 hiện vật tiêu biểu với chủ để “Linh vật Việt Nam”.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang trưng bày và giới thiệu 27 loại hình các con vật linh thiêng, qua gần 100 hiện vật tiêu biểu với chủ để “Linh vật Việt Nam”.

 

Đỉnh trầm có nắp hình Nghê, chất liệu bằng đồng gốm, được tạo tác phổ biến ở thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17-18.
Đỉnh trầm có nắp hình Nghê, chất liệu bằng đồng gốm, được tạo tác phổ biến ở thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17-18.

 

Hình sư tử, lân gắn trên nắp đỉnh trầm gốm mem rạn, thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736).
Hình sư tử, lân gắn trên nắp đỉnh trầm gốm mem rạn, thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736).

 


Cặp sư tử Lân chầu, chất liệu bằng gỗ, sơn thếp thời Nguyễn thế kỷ 19-20.

Cặp sư tử Lân chầu, chất liệu bằng gỗ, sơn thếp thời Nguyễn thế kỷ 19-20.

 

Đầu sư tử bằng đất nung, thời Lý thế kỷ 11-13. Trang trí kiến trúc hoặc đầu máng xối nước, hình thức này xuất hiện phổ biến dưới thời Lý- Trần thế kỷ 11-14.
Đầu sư tử bằng đất nung, thời Lý thế kỷ 11-13. Trang trí kiến trúc hoặc đầu máng xối nước, hình thức này xuất hiện phổ biến dưới thời Lý- Trần thế kỷ 11-14.

 

Tích tà là linh vật có nguồn gốc Á đông, hình thức giống như Sư tử có cánh, đây là linh vật trấn giữ mang ý nghĩa trừ tà, xua đuổi điều xấu mang lại điều tốt lành.
Tích tà là linh vật có nguồn gốc Á đông, hình thức giống như Sư tử có cánh, đây là linh vật trấn giữ mang ý nghĩa trừ tà, xua đuổi điều xấu mang lại điều tốt lành.

 

Tượng long mã, chất liệu bằng đồng thời Nguyễn thế kỷ 19-20.
Tượng long mã, chất liệu bằng đồng thời Nguyễn thế kỷ 19-20.

 


Hình sư tử chầu ngọc thời Lý thể kỷ 11-13. Một phần trong kết cấu bệ tượng phật ở vị trí đỡ toà sen cho Đức Phật ngồi mô phỏng theo Phật thoại con kim nghê (sư tử lông vàng) bảo vệ Phật pháp, được Đức Phật chọn làm vật cưỡi.

Hình sư tử chầu ngọc thời Lý thể kỷ 11-13. Một phần trong kết cấu bệ tượng phật ở vị trí đỡ toà sen cho Đức Phật ngồi mô phỏng theo Phật thoại con kim nghê (sư tử lông vàng) bảo vệ Phật pháp, được Đức Phật chọn làm vật cưỡi.

 


Tượng rồng vàng thời Nguyễn thế kỷ 19-20, thuộc bộ sưu tập hiện vật cung đình triều Nguyễn.

Tượng rồng vàng thời Nguyễn thế kỷ 19-20, thuộc bộ sưu tập hiện vật cung đình triều Nguyễn.

 


Tượng sư tử chầu bằng đất nung từ thời Lý, niên đại từ thế kỷ 11 - 13

Tượng sư tử chầu bằng đất nung từ thời Lý, niên đại từ thế kỷ 11 - 13

 

Nghê chầu gỗ sơn thếp thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17-18.
Nghê chầu gỗ sơn thếp thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17-18.

 

Bình rót có quai hình nghê, chất liệu gốm mem lam xám thời Mạc thế kỷ 16. Là loại đồ thờ dùng để đựng nước, rượu cúng, hình thức này chỉ xuất hiện dưới thời nhà Mạc.
Bình rót có quai hình nghê, chất liệu gốm mem lam xám thời Mạc thế kỷ 16. Là loại đồ thờ dùng để đựng nước, rượu cúng, hình thức này chỉ xuất hiện dưới thời nhà Mạc.

Trọng Trinh