Chàng Sơn chìm trong cơn khát

(Dân trí) - Nguồn nước tự nhiên ở Chàng Sơn (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã cạn kiệt. Cho đến thời điểm này, nước sinh hoạt cho người dân đã trở nên thiếu trầm trọng...

Đối với các gia đình khá giả, chuyện thiếu nước tạm thời được khắc phục phần nào. Nhưng còn những hộ nghèo chiếm số đông, đây quả là cuộc vật lộn trong cơn khát thâu đêm suốt sáng, khi một mùa hè nóng nực đang đến, tiếp tục vắt thêm những giọt mồ hôi thấm sũng lưng áo người dân.
 
Nguyên nhân có cũng nhiều: dân số tăng, ô nhiễm nguồn nước, thổ nhưỡng khô cạn… đã khiến người dân phải kĩu kịt mót từng thùng nước nhiều năm nay. Sự khan hiếm nước làm cho “mấy ông khoan địa chất gặp thợ đào giếng ở đây thì cũng lắc đầu lè lưỡi khi nhìn thấy miệng giếng đào rộng có 90cm mà sâu đến 30m mà vẫn trơ đáy” - như lời kể của một người dân.

Cuộc sống vốn khó khăn nay đội thêm tiền nước, tiền điện (dùng cho máy bơm) càng đè nặng đôi vai người lao động. Song, với người dân, thật trớ trêu khi muốn mua nước sạch cũng không đơn giản. Bởi hiện tại cả làng số giếng có nước dùng được chỉ đếm trên đầu ngón tay, tình trạng này đã dai dẳng 5-7 năm qua.
 
Nhịp sống ở Chàng Sơn đã cố quen với bước chân của người chở nước vào mỗi buổi chiều. Bên chiếc giếng khơi sâu thẳm ở đâu đó trong làng, luôn có tiếng cười chiết ra từ mồ hôi nước mắt, và cả sự bất lực. Vì thế, chẳng thể nào vui. Ở Chàng Sơn, người dân chẳng lạ gì cái chợ nước “họp” vào 5 giờ chiều mỗi ngày như thế.
 
Cách đây chưa lâu, người dân quận Thanh Xuân kêu rầm trời khi một sự cố về nước xảy ra hồi đầu năm làm không ít người phải thuê khách sạn để vệ sinh cơ thể. So sánh đó tuy khập khiễng, nhưng cũng phần nào giúp hiểu được những cơ cực về nước ở một làng quê “lên chức” thành phố đã lâu.


Chàng Sơn chìm trong cơn khát

Người xe chở nước đi lại như mắc cửu vào mỗi buổi chiều.

Chàng Sơn chìm trong cơn khát

Có lẽ không có làng quê nào lại nhiều thứ thùng trữ nước màu xanh như thế này.

Chàng Sơn chìm trong cơn khát

Người ta ngại ngùng giấu mặt khi người lạ thấy họ đi gánh từng thùng nước.

Chàng Sơn chìm trong cơn khát

Giếng khoan ở đây có độ sâu trung bình khoảng 70m, ngay cả ở độ sâu này, việc thấy được nước cũng là sự may rủi.
 
Chàng Sơn chìm trong cơn khát

Các giếng khơi có độ sâu khoảng 30m nhưng thường không có nước, hoặc không đủ dùng.

Chàng Sơn chìm trong cơn khát

Gia đình cụ Nguyễn Thị Hợi là chủ sở hữu của một giếng khoan nhiều nước hiếm hoi trong làng.

Chàng Sơn chìm trong cơn khát

Chị Nguyễn Thị Phương đang hứng nước từ giếng khoan của nhà bà Hợi. Chị tự mua và tự chở nước về nhà cho rẻ. Số giếng khoan có nước chỉ đếm được trên đầu ngón tay, gia đình nào dùng không hết có thể mang bán phục vụ nhu cầu của người làng.

Chàng Sơn chìm trong cơn khát

Việc đẩy xe đi mua nước mất rất nhiều thời gian, mỗi xe nước này chở được hơn 200 lít, tính riêng tiền nước là 20 nghìn/xe.

Chàng Sơn chìm trong cơn khát

Với những người có tiền, họ chỉ cần "đặt" trước, sau đó người bán sẽ xe đến tận nhà và tự mang theo máy bơm để đưa nước vào tận bể cho khách. Giá vì thế cũng tăng lên: 30 nghìn/xe.

Chàng Sơn chìm trong cơn khát

Mảnh sân của một gia đình đã chở nên chật chội hơn bởi nhiều thùng, chậu trữ nước.

Chàng Sơn chìm trong cơn khát

Một nhà tắm của gia đình chị Nguyễn Thị Phương. Nhà chị mất từ 600 - 800 nghìn tiền nước/tháng.

Chàng Sơn chìm trong cơn khát

Nhiều gia đình khoan đến 5 mũi khoan sâu mà cũng không có nước, đành chấp nhận đi mua.

Chàng Sơn chìm trong cơn khát


Chàng Sơn chìm trong cơn khát

Cảnh xe nước trong ngày nóng.

Chàng Sơn chìm trong cơn khát

Một em nhỏ đang giúp đỡ cha mẹ ngoài giờ học
.

Hữu Nghị