1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Xuất khẩu lao động qua thời lao đao

(Dân trí) - Trong nửa đầu năm 2010 cả nước đã có 37.068 người đi xuất khẩu lao động. Nhiều nước tiếp nhận lao động Việt Nam có sự thay đổi về chính sách tạo điều kiện tuyển dụng theo hướng thuận lợi hơn.

Ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho biết, bắt đầu từ năm 2010 các thị trường truyền thống của Việt Nam như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Trung Đông... đã tiếp nhận trở lại số lượng lớn lao động Việt Nam. Trong đó, Đài Loan là thị trường tiếp nhận nhiều nhất với 12.939 người, chủ yếu làm trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo, giúp việc trong các viện dưỡng lão. Các thị trường khác cũng ổn định về số lượng: UAE 4.416 người, Libya 3.032 người, Saudi Arabia 1.465 người, Macau 1.693 người. Hai thị trường  đòi hỏi chất lượng cao là Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có số lao động khá cao, đạt lần lượt 1.693 và 2.475 người

Xuất khẩu lao động qua thời lao đao - 1
Nhiều thị trường lao động mở cửa, ưu tiên lao động Việt Nam. (Ảnh minh họa)
 
Cùng đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động (XKLĐ) cũng đã bắt có được hợp đồng tại nhưng khu vực mới như: Australia, New Zealand, Canada và các hợp đồng nhận lao động thời vụ tại các nước châu Âu... Chính vì thế số lao động xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm trên cả nước đã đạt gần 50% kế hoạch năm (chỉ tiêu do Chính phủ đưa ra là 85.000 lao động xuất khẩu).

Theo ông Hải, với tình hình khả quan như hiện nay, rất có thể ngành xuất khẩu lao động nước ta sẽ đạt và vượt chỉ tiêu vào cuối năm, do một số quốc gia như: Hàn Quốc, Malaysia  còn dành những ưu tiên về chính sách, số lượng đối với lao động Việt.

Cụ thể, hiện ở nhiều nước, rất nhiều khoản phí đã được xóa bỏ, giảm áp lực đáng kể trong vấn đề tài chính cho người lao động Việt Nam. Ví dụ, với thị trường Malaysia, người lao động được xóa bỏ thuế thu nhập (khoảng 500.000 đồng/người/tháng), thị trường Nhật nghiêm cấm mọi hình thức lấy tiền ký quỹ (phí chống trốn) của người lao động. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ vốn vay cho lao động xuất khẩu (sau đó trừ dần vào lương) đã được áp dụng ở các thị trường Malaysia, Đài Loan, Macau…

Phạm Thanh