1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Vạch trần mánh khoé lừa đảo việc làm qua mạng

(Dân trí) - Các công ty lừa đảo sử dụng ngày càng nhiều càng hình thức tinh vi và phức tạp. Nhưng nếu cảnh giác và tinh ý, ứng viên vẫn có thể nhận ra được mánh khoé lừa đảo ngay trong các lời mời chào tuyển dụng.

 Tìm việc ở các trung tâm lừa đảo như mò kim đáy bể (ảnh minh họa)
 Tìm việc ở các trung tâm lừa đảo như mò kim đáy bể (ảnh minh họa)

HiệnȠnay, để hỗ trợ ứng viên tìm việc, nhiều bạn trẻ đã tự lập nên các trang mạng xã hội để cảnh báo, tư vấn như “Cảnh báo lừa đảo - trộm cắp”, “Vạch mặt các công ty lừa đảo”, “Hội hỗ trợ việc làm thêm cho sinh viên”. Một số website tìm kiếm việc làm như tiɭviecnhanh.com, enbien.com cũng có những bài đăng cảnh báo về các công ty lừa đảo để các thành viên có thể tìm hiểu và tránh bị lừa.

Chia sẻ kinh nghiệm, Nguyễn Khắc Hoàng - thành viên Ban quan trị củɡ trang mạng xã hội “Những trò lừa đảo sinh viên cần biết” nói: “Nhìn vào bài đăng tuyển đã có thể xác định 50% đó có phải lừa đảo hay không. Về cơ bản, một công ty nghiêm túc sẽ có website riêng, mã số thuế và mọi thông tin trên web sẽ rất rõ ràng và c˴ng khai”.

Hoàng bày cách cho bạn trẻ: “Độ tin cậy qua tìm việc ở các trung tâm môi giới không cao bằng trực tiếp đến công ty nộp hồ sơ dự tuyển”.

Bạn Ngô Thanh Chính - một kỹ sư mới tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng: “Tìm kiếm việc làm tốt nhất nên tìm đến những website uy tín, cần phải tìm hiểu rõ công ty cũng như công việc mình sẽ ứng tuyển”.

Đặc biệt, Ngô Thanh Chính bật mí: “Đối với những công việc nhẹ nhàng mà lương từ 2 triệu đến 5 triệu cũng nên xem xét kỹ”.

Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp do chủ quan nên người xin việc dễ dàng bỏ qua các tiếu chí đánh giá độ tin cậy.

Trang mạng xã hội của sinh viên cảnh báo lừa đảo việcȠlàm.
Trang mạng xã hội của sinh viên cảnh báo lừa đảo việc làm.

Phạm Tuấn Nguyên (Học viện Tài chính) trong câu chuyện kể về lần bị lừa đảo việc làm luôn nhấn mạnh: “Ngay từ đầu mình đến chỗ đó đã không thấy có biển hiệu gì cả. Ở đó chỉ là một căn phòng giống như văn phòng. Đáng nhẽ lúc đấy mình phải nghi ngờ ngay mới đúng”.

Thực tế, hầu hết các văn phònɧ của các công ty ma, lừa đảo đều chỉ là một căn phòng thuê, không có địa chỉ cũng như trụ sở rõ ràng. Một khi có vấn đề xảy ra hoặc những người bị lừa đến đòi lại tiền những công ty này cũng có thể nhanh chóng “bốc hơi”.

Ȋ

Đã từng đi nộp hồ sơ và không ít lần gặp phải công ty lừa đảo, Trương Văn Hải một sinh viên chia sẻ: “ Họ có nhiều chiêu để moi tiền của mình lắm. Thường thì họ sẽ nói chuyển hồ sơ của bạn, cần tiền đi lại để chuyển hồ sơ, cần xác ɭinh thêm hồ sơ hoặc chuyển bạn làm một công việc khác, thử thách bạn với công việc ngoài khả năng để bạn mất tiền đặt cọc rồi những vẫn phải bỏ cuộc”.

Người xin việc đến công ty lừa đảo thường phải bỏȠra một số tiền không nhỏ cho bên tuyển dụng hoặc môi giới. Số tiền này được bên tuyển dụng thu dưới hình thức là tiền cò, tiền đặt cọc, tiền thế chân, hoặc tiền làm hồ sơ, phí đào tạo.

Một nhân vật gɩấu tên từng có thời gian 4 tháng tham gia ở công ty đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy cho biết: “Đã vào đấy rồi thì phải cứng rắn lắm mới không bị mất tiền ở đó. Khi mà đã bị họ “quây” vào rồi nếu không muốn mất tiền thì cứ một mực nói rằng mình không mang tiền. Mà tuyệt đối không nộp giấy tờ gì cho họ cả.

Chia sẻ thêm về mánh khoé của công ty này, nhân vật nói: “Họ sẽ lần lượt để người này người kia nói chuyện cho mình lung lay. Cũng có nhiều người không muốn bị rắc rối hay làm phiền gì thêm nên cũng chấp nhận nộp tiền cho bên họ. Hồi đó mình nhẹ dạ nên bị mất tận hơn 4 triệu ở đó”.

Trong bài viết cảnh báo các ứng viên về hành vi lừa đảo, Ban quan tɲị của nhiều trang tìm việc đều nhấn mạnh với bạn trẻ: “Để tìm việc an toàn, bạn KHÔNG NỘP PHÍ cho nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng chân chính luôn sẵn sàng trả chi phí để có ứng viên phù hợp”.



<ȯp>

Mai Anh