1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

“Sếp ơi, em có lỗi”

(Dân trí) - Khi bạn mắc phải một lỗi trầm trọng tại nơi làm việc, và bắt buộc phải nói điều này với sếp thì hãy nhớ rằng càng nói sớm và thành thật bao nhiêu cơ hội để giải quyết vấn đề và khả năng giữ được chiếc ghế của bạn sẽ hiệu quả bấy nhiêu.

Hành động mau lẹ

 

Ngay khi bạn nhận ra lỗi lầm của mình, hãy hành động. Nếu bạn không nói với sếp ngay lập tức, một đồng nghiệp khác phát hiện ra rồi đem chúng đi “thưa” với sếp, lúc đó bạn không chỉ có nguy cơ bị sa thải mà còn gánh thêm cái tiếng của kẻ hèn nhát và bất tài.

 

Hãy thú nhận  

 

Tìm cách  tiếp cận và nói với sếp rằng bạn muốn một cuộc nói chuyện khẩn cấp với cô ấy/ anh ấy với tư cách cá nhân. Sau đó trình bày rõ ràng lỗi bạn đã gây ra cũng như hậu quả mà công ty có thể sẽ phải gánh chịu. Đừng khóc lóc than vãn hay đưa ra những lý do ngờ ngệch hoặc cố gắng đổ lỗi cho điều gì bởi nó chỉ làm cho mọi việc trở nên xấu hơn mà thôi. Hãy chuẩn bị tinh thần để nghe những lời trách móc hay quát tháo từ sếp vì bạn biết rằng mình xứng đáng để nghe chúng.

 

Tránh móc bản thân

 

Hãy nhớ một khi việc không may như vậy đã xảy ra bạn có đi lòng vòng quanh bàn làm việc, khóc lóc ầm ĩ hay liên tục nói xin lỗi cũng không làm cho sự việc biến mất mà chỉ gây thêm  sự chú ý của đồng nghiệp đối với lỗi lầm bạn đã mắc phải, thay vào đó hãy nhìn thẳng vào sự thực và tìm cách giải quyết chúng một cách hiệu quả.

 

Đưa ra một chuỗi giải pháp

 

Vạch kế hoạch và đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất để khắc phục lỗi bạn đã gây ra. Hãy cho thấy bạn ước tính được thiệt hại mà công ty có thể gánh chịu đồng thời giải thích những việc  cần phải làm để khắc phục hậu quả. Phác thảo các bước để  tiến hành chúng hiệu quả nhất. Hãy đảm bảo bạn là người phụ trách việc này hoặc ít nhất cũng là nhân tố chính quan trọng khi thực hiện giải quyết chúng. Đừng sử dụng các cụm từ có tính lưỡng lự không dứt khoát như “nếu chúng ta ...” hay “nó có thể...” thay vào đó là “tôi sẽ ..”, “kết quả sẽ là...”. Đồng thời dự đoán được hướng đi tích cực của vấn đề trong tương lai gần để có thể giúp bạn ngăn chặn  được hậu quả.

 

Nhận trách nhiệm để “đẩy lùi” hậu quả   

 

Trong khi bạn có thể trở thành tâm điểm khiến đồng nghiệp nhớ tới như một người biết cứu nguy vấn đề kịp thời và xuất sắc, họ cũng không thể quên một cách nhanh chóng rằng bạn cũng là người khởi nguồn ra chúng. Tuy nhiên ít nhất là bạn cũng đã khôi phục được danh dự, cho thấy sự thành thật trong con người bạn, chứng minh bản thân không phải là kẻ nhút nhát, bạn có thể giải quyết được vấn đề và sẵn lòng đứng ra nhận trách nhiệm để sửa chữa lỗi lầm đã gây ra, thậm chí là sẵn sàng để chấp nhận hậu quả - đó mới là điểu quan trọng.

 

 

Quỳnh Phạm
Theo Wiki