1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

“Nô lệ tinh thần” trong công sở

(Dân trí) - Trong cuộc sống hiện đại, không ít một bộ phận trong chúng ta vô hình chung đóng vai trò “ nô lệ tinh thần ” từ những khó khăn trong công việc và cuộc sống không như mong muốn khiến bạn quay lưng lại với quan niệm của chính mình.

5 phương pháp sau sẽ giúp bạn cải thiện được trạng thái tâm lý này:

 

  1. Sống với  suy nghĩ “ Người khác nghĩ gì? ”

 

Tâm lý này khá phổ biến, có tính hủy hoại tính sáng tạo và nhân cách con người, thường xuất hiện ở người có tâm lý chưa trưởng thành. “ Nếu nói nhiều, mọi người cho rằng bạn thích chơi trội ”, “ nếu làm việc đó, mọi người sẽ chế nhạo bạn ”…Bạn bị chi phối bởi sự nhận xét và phê bình của người khác điều này khiến bạn mất đi sự tự tin  và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sáng tạo của bản thân.

 

Biện pháp khắc phục:

 

-         Nếu bạn thực sự thấy vui vẻ sau sự bắt chước theo người khác, hãy tích cực tiếp tục hành động này. Nếu không hãy làm theo cách riêng của mình

-         Đối mặt với nhận xét, chỉ trách và phê bình của mọi người một cách lý trí, bởi chức vị càng cao bạn sẽ trở thành tâm điểm bàn tán của nhiều người.

-         Có trách nhiệm với việc làm của mình, giúp đỡ và thân thiện với bạn bè, đồng nghiệp.

 

  1. Luôn nghĩ “ Mình sẽ  thất bại ”

Mẫu người này thường thiếu ý thức về cái tôi bản thân, tự ti và không hiểu rõ chính mình. Oán trách vì không có cơ hội tốt, mình sẽ khó thành công, mọi người không thông cảm với mình hay lãnh đạo không trọng dụng họ… Thực tế, khi suy ngẫm về không gian phát triển của bản thân bạn sẽ phát hiện mình cũng có khả năng biến mọi việc thành có thể.

 

Biện pháp khắc phục:

 

-         Luôn nhắc nhở, cổ vũ, khích lện bản thân theo hướng tích cực để tăng sự tự tin vào bản thân. Chuyển từ ý nghĩ “ vì sao có thể làm được ” thành “ vì sao không thể làm được ”.

-         Luôn nhắc nhở bản thân cần thành công và mình luôn là người chiến thắng, điều này giúp bạn tăng cường niềm tin chiến thắng và nỗ lực vì mục tiêu đó.

 

  1. Luôn nghĩ “ Đã là quá muộn”

 

Trạng thái tâm lý này xuất hiện trong khoảng thời gian nhất định ở từng độ tuổi khác nhau. Ví dụ, có người cho rằng, sự bỏ qua của chính mình là cơ hội tốt để bạn rút lui khỏi công việc, và chấp nhận số phận. Người phụ nữ 26 tuổi nghĩ rằng mình không thể tiếp tục vào đại học hay  có người cho rằng ở độ tuổi 40 tuổi mình không thể kết hôn.

 

Biện pháp khắc phục:

 

-         Đừng nặng nề với sự giới hạn của tuổi tác, hãy tìm kiếm những tấm gương sáng trong cuộc sống để theo đuổi.

-         Cần làm việc có kế hoạch và tiến hành từng bước theo lý tưởng mình đang theo đuổi.

 

  1. Nô lệ cho “ Cảm giác an toàn ”

 

Nhiều người dù biết bản thân mình không đúng nhưng không tình nguyện sửa sai, họ chính là điển hình của mẫu người quá coi trọng “ sự an toàn ”. Thiếu sự tưởng tượng là đặc điểm chính của mẫu người này. Thực tế mạo hiểm thường đến từ yếu tố khách quan, con người muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng phấn đấu và vượt qua được cảm giác không an toàn của chính mình.

 

Biện pháp khắc phục:

 

-         Làm cuộc sống trở nên phong phú, muôn hình muôn vẻ

-         Có mạo hiểm khó khăn mới có sự đột phá, có áp lực mới thấy sự hưng phấn. Vì vậy, hãy học cách đối mặt với khó khăn và mạo hiểm trong bất kỳ tình huống nào.

 

  1. Nô lệ cho “ Sai lầm đã qua ”

 

Luôn sống với thất bại/ sai lầm đã qua, e sợ và không dám thử sức với công việc mới là đặc trưng của loại người này. Không rút ra bài học kinh nghiệm từ trong thất bại Thất bại trong quá khứ ảnh hưởng đến khả năng tìm tòi và khiến bạn muốn trốn tránh tương lai.

 

Biện pháp khắc phục:

 

-         Hãy coi thất bại là một loại đầu tư. Để tạo ra đèn Edison đã trải qua 9999 lần thất bại, cuối cùng ông đã phát minh ra đèn, bởi bản thân ông cho rằng mình đã sử dụng 9999 phương pháp chưa chính xác.

-         Nếu kịp thời phát hiệu ra sai lầm của mình thì đó chưa được coi là sai lầm.

 

                                                                                                        Hạnh Phúc

                                                                                                          Theo EC