1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Nhận diện sếp nói dối

(Dân trí) - Nếu từng bắt gặp sếp nói dối với khuôn mặt đỏ lựng, bạn sẽ muốn biết dấu hiệu cho lần nói dối tiếp theo của sếp. Thật may, các nhà nghiên cứu đã xác định một số triệu chứng nhận biết khi người ta cố gắng nói dối.

Nhận diện sếp nói dối
Các nhà nghiên cứu nói dối chuyên nghiệp xem xét một sự kết hợp giữa những dấu hiệu mơ hồ bao gồm sắc mặt, ngôn ngữ cử chỉ và cách sử dụng từ ngữ. Dù phương pháp này không đảm bảo bạn sẽ nhận ra từng lời nói dối của sếp, chúng có thể giúp bạn nhận ra sếp có nói dối hay không một cách tổng quan:

Nhận biết sự thay đổi của sếp so với cách cư xử cơ bản

Nếu bạn nghi ngờ về sự trung thực của sếp, các chuyên gia đề nghị nên quan sát và xây dựng nên cách cư xử cơ bản của sếp trong những tình huống không có lý gì đề nói dối.

“Tôi có thể nhận biết cách cử xử cơ bản của mọi người trong 5 phút khi họ uống café trước buổi thương lượng”, Carol Kinsey Goman, một chuyên gia đào tạo và chuyên gia ngôn ngữ cử chỉ, tác giả cuốn sách Sự thật về những lời nói dối trong công sở: Làm thể nào để phát hiện người nói dối và cách xử trí với chúng sắp được phát hành, nói.

Goman và những chuyên gia phát hiện nói dối khác đồng ý rằng một khi bạn biết cách cư xử cơ bản của sếp, đã đến lúc bắt đầu theo dõi những thay đổi từ cơ bản đó tới điểm stress, điểm dẫn tới lời nói dối.

Goman trích dẫn những nghiên cứu từ trường đại học xác định 4 dấu hiệu phi ngôn ngữ của người nói dối: bắt tay, chạm tay vào mặt, khoanh tay và nghiêng người. Không có dấu hiệu đơn lẻ nào chỉ ra lời nói dối của một người “nhưng khi bạn có sự kết hợp của những điều đó, bạn nên hiểu rằng đây là dấu hiệu cảnh báo”, Goman nói.

Chú ý những dấu hiêu ngôn ngữ và phi ngôn ngữ

“Bạn phải cẩn trọng không nói rằng ‘Ồ, sếp vừa nhướn lông mày, sếp đang nói dối’”, Pamela Meyer, tác giả cuốn sách Phát hiện nói dối: những “mẹo” phát hiện lừa dối hiệu quả đã đưa ra 3 danh mục dấu hiệu nói dối chủ chốt:

-          Lời nói: mọi người nói sự thật theo một cách và nói dối theo một cách khác. “Người nói dối thường tránh nói ngắn gọn, kịch liệt khăng khăng rằng họ đang nói sự thật và đưa ra những phủ nhận chi tiết một cách quá lên”, nghiên cứu của Meyer chỉ ra.

-          Khuôn mặt: Khuôn mặt của chúng ta đặc biệt nhạy cảm với stress, đây là lý do tại sao những thay đổi nhỏ nhất trên sắc mặt có thể nói lên dấu hiệu nói dối. Những chuyển động nhỏ quanh mắt phân biệt nụ cười trung thực và dối trá. Thậm chí, những người nói dối chuyên nghiệp nhất cũng không thể tránh khỏi cái nhìn thiếu tự nhiên về sự khinh miệt hay giận dữ có thể tố cáo họ. Ngoài ra, người nói dối liên lạc qua ánh mắt – một cái liếc mắt giận dữ bất thường có thể là dấu hiệu sếp đang cố gắng nói dối về tình hình của mình.

-          Cơ thể: Vai co lại có thể truyền thông điệp về sự không thoải mái và có thể họ có điều gì đó muốn giấu diếm. Ngoài ra, mọi người thường dùng tay để nói chuyện, do dó nếu bàn tay giữ nguyên, ai đó có thể đang nói dối.

Giới hạn trong việc phát hiện nói dối

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc phát hiện nói dối chuyên nghiệp nhất có thể thành công hơn 90% trường hợp nhưng phần còn lại, chúng ra hiếm khi có cơ hội bắt được người nói dối trong hành động.

Vì vậy, hãy suy nghĩ cẩn thận về điều đó trước khi bạn định “lật mặt” ý định dối trá của sếp. Gọi ai đó là kẻ nói dối là sự vi phạm nguyên tắc xã hội; đổ lỗi cho sếp nói dối có thể là được coi là hành động “tự sát sự nghiệp”. Nếu bạn bắt gặp sếp nói dối, hãy hỏi bản thân liệu bạn có thể sống cùng điều đó để suy trì công việc hoặc thành công trong sự nghiệp.

     Vũ Vũ  

Theo Monster