1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Nếu thích “buôn dưa lê”, hãy nhớ…

(Dân trí) - “Buôn dưa lê” nơi công sở đôi khi có thể gây ra những hậu quả khó lường, nhưng cũng có thể là thứ “vũ khí” tốt nhất để phát triển sự nghiệp.

Bởi vì “buôn dưa lê” nơi công sở có cả ưu và nhược điểm:

 

Nó không hẳn là việc làm phí thời gian

 

Khoảng 49% những người lao động ở độ tuổi từ 18-25 nói rằng “buôn dưa lê” là cách giúp họ làm quen với mọi người để có thêm nhiều mối quan hệ trong công việc. Đó là một trong những nhân tố cần thiết để đảm bảo cho họ có được thành công trong môi trường công sở nhiều cạnh tranh ngày nay.

 

Cứ 10 người thì có 6 người nói rằng họ sử dụng thời gian nghỉ như là thời điểm chiến lược để nói chuyện và chia sẻ về những điều họ biết và nghe những điều người khác biết để làm quen với nhau và cũng để biết được nhiều thông tin có thể có lợi cho công việc của họ.

 

Trong số này thì nhân viên nữ biết tận dụng lợi thế này hơn nam.

 

Những vấn đề của việc “buôn dưa lê”

 

Nhân viên nữ dùng tới 69 phút mỗi ngày để “buôn” chuyện với những đồng nghiệp.

 

Những nhân viên nữ có “khiếu” trong việc “buôn dưa lê” hơn nam giới. Trung bình một lúc họ có thể nói về khoảng 5 vấn đề so với nam giới là 4 vấn đề.

 

Những câu chuyện được nói đến không chỉ là về những chính sách của văn phòng, công ty. Với phụ nữ họ thích nói cả những vấn đề về gia đình và cuộc sống riêng.

 

Để “buôn chuyện” trở thành việc làm có ích

 

Không bao giờ để bạn biến thành người hay “buôn” chuyện nhưng bạn nên là người biết xử trí trong những tình huống đó.

 

Nên biết bí mật nào trong số những điều bạn được nghe có thể thành câu chuyện vui phổ biến trong văn phòng và điều nào bạn nên giữ kín.

 

Nên nhận ra trong số những người bạn “buôn dưa lê” của bạn ai là người đáng tin

 

Nên tránh nói về những câu chuyện nhạy cảm (đặc biệt là trong công việc). “Buôn” chuyện là để thư giãn không phải đê nói xấu ai đó.

 

Thủy Nguyễn

Theo Ivillage