1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

“Lương của EVN chỉ ở mức trung bình”

Thu nhập hiện nay của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) chỉ ở mức trung bình, tiền lương của người lao động tại Tập đoàn được tính trên cơ sở sản lượng điện thương phẩm. Đây là cơ chế đã được Chính phủ cho phép.

Đó là khẳng định của ông Phạm Minh Huân - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (BLĐ – TBXH).

 

Sau thời gian chờ đợi, hôm qua (10/2), BLĐ – TBXH đã chính thức tổ  chức họp báo công bố kết quả kiểm tra thực hiện pháp luật lao động về tiền lương, thu nhập tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

 

Theo đó, tổng số lao động năm 2010 của Tập đoàn là hơn 96 nghìn người, trong đó lao động sản xuất kinh doanh điện là 75 nghìn người, hơn 96% lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật.

 

Tiền lương bình quân chung của người lao động sản xuất, kinh doanh điện toàn Tập đoàn năm 2008 đạt 5,794 triệu đồng/người/tháng, năm 2009 đạt 7,064 triệu đồng/người/tháng; năm 2010 đạt 7,45 triệu đồng/người/tháng tăng 5,46% so với 2009.

 

Tổng quỹ tiền lương chiếm khoảng 5,5% tổng giá thành sản xuất kinh doanh điện. Tổng thu nhập của người lao động sản xuất kinh doanh điện (gồm tiền lương theo đơn giá, tiền lương ngoài đơn giá, tiền thưởng) toàn Tập đoàn năm 2008 đạt hơn 5,929 triệu đồng/người/tháng, năm 2009 đạt hơn 7,308 triệu đồng/người/tháng và năm 2010 đạt hơn 7,628 triệu đồng/người/tháng.

 

Trong đó, tiền lương bình quân khối sản xuất và truyền tải ca hơn gấp 2 lần so với khối phân phối, giữ các đơn vị trong công ty mẹ (cơ quan Tập đoàn cao hơn 2 lần so với tiền lương bình quân công ty mẹ).

 

Về tiền lương của viên chức quản lý, năm 2010 bình quân công ty mẹ là 37 triệu đồng/người/tháng; ở các công ty con bình quân 21 triệu đồng/người/tháng.

 

Với kết quả thanh tra này, theo ông Phạm Minh Huân, thu nhập của EVN chỉ ở mức trung bình, tiền lương của người lao động tại Tập đoàn được tính trên cơ sở sản lượng điện thương phẩm. Đây là cơ chế đã được Chính phủ cho phép.
 
“Lương của EVN chỉ ở mức trung bình” - 1
Ông Phạm Minh Huân - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (BLĐ – TBXH).

 

Theo thông tin được biết, năm 2010 Tập đoàn EVN đã phải chịu với mức lỗ khá lớn, tuy nhiên mức lương chi trả cho đơn vị này vẫn ở mức cao. Ông đánh giá như thế nào về mức lương này?

 

Thực ra không phải vì EVN có nhiều sai sót trong tiền lương mà Bộ lao động với vào cuộc kiểm tra, mà trước đó Kiểm toán Nhà nước đã vào cuộc, ngay sau đó là Thanh tra BLĐ – TBXH. Qua quá trình kiểm tra pháp luật về tiền lương, cơ bản EVN đã làm được.

 

Hiện nay công mẹ của Tập đoàn có 3.200 người, văn phòng công ty là 332 người. Trong bộ phận văn phòng, có một bộ phận rất nhỏ là anh chị em văn thư, lái xe. Còn lại đại bộ phận là lực lượng lao động tính túy nhất của Tập đoàn tập trung về đây, vừa làm công tác quản lý, vừa làm công tác đầu tư.

 

Như chúng ta biết mỗi một năm ngành điện đầu tư vào ngành điện khoảng 3 tỷ USD, vì vậy công tác chuẩn bị cũng hết sức quan trọng. Điều này lý giải vì sao cái hệ số lượng nó cao.

 

Ngoài ra, cơ chế lương năm 2010 của EVN là Chính phủ cho phép (tức đơn giá lương bằng 95% đơn giá tiền lương năm 2009). Do đó, chúng ta không thể đưa ra lý do EVN lỗ, rồi bảo đưa các kỹ sư điện quay về hưởng lương rất thấp. Tôi nghĩ Việt Nam nếu có ngành điện thứ 2, thì chắc họ chạy hết. Hiện nay, mức thu nhập như vậy chỉ là ở mức trung bình.

 

Một cái mà tôi rất đồng tình ở đây là ngành điện dần dần phải hướng tới minh bạch hơn nữa, xã hội chắc chắn sẽ đồng thuận nếu như ngành điện, những người lao động ngành điện làm việc tốt, có năng suất, có hiệu quả thì khoản thu nhập sẽ tương xứng như vậy. Còn nếu ngược lại ở một bộ phần, vị trí nào đó làm không tốt, mà vẫn hưởng lương cao thì chúng ta không thể chấp nhận được.

 

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là mức lương ở trong hệ thống có sự khác biệt rất lớn, thưa ông?

 

Trong quá trình kiểm tra, chúng tôi cũng đã có kiến nghị EVN phải thường xuyên tổ chức và rà soát lại. Theo chúng tôi được biết năm 2011, EVN đã rà soát lại và giảm đi một ít, nhưng BLĐ- TBXH vẫn kiến nghị năm 2012 Tập đoàn vẫn phải tiếp tục rà soát cơ cấu tiền lương.

 

Riêng về kiến nghị của Đoàn Thanh tra xung quanh vấn đề tiền độc hại, về nguyên tắc chúng tôi cũng yêu cầu Tập đoàn chấn chỉnh lại. Thậm chí trong nội bộ nếu như áp dụng sai người đáng được hưởng thì lại không được hưởng, và người không được hưởng lại được hưởng, thì phải làm lại. Thậm chí còn phải  truy, những người đã lĩnh rồi để cho người đáng được hưởng.

 

Vậy sau việc kiểm tra lương tại EVN, BLĐ - TBXH có tiếp tục tiến hành kiểm tra lương tại các Tập đoàn khác nữa không, thưa ông?

 

Hiện nay Chính phủ đã giao cho chúng tôi trong chỉ thị tái cơ cấu lại nền kinh tế, doanh nghiệp, BLĐ - TBXH phối hợp với các bộ liên quan, để nghiên cứu cơ chế quản lý tiền lương của viên chức quản lý và nghiên cứu cơ chế tiền lương của các công ty trách nhiệm hữu hạn. Vì vậy chắc chắn nó sẽ đụng chạm chung đến doanh nghiệp.

 

Việc này, BLĐ - TBXH sẽ phải trình trong năm 2012, thậm chí Thủ tướng đã yếu cầu ngay nữa đầu năm 2012.

 

Chúng tôi xin nói rằng, làm lương rất khó, vì nó phải theo cơ chế thị trường, nhưng nhiều lúc các anh, chị cứ nhìn vào những người hành chính để bảo kéo mức lương xuống so với hành chính. Tuy nhiên, hành chính của chúng ta hiện đang còn khó, ngân sách còn hạn chế cho nên hành chính đang phải “bóp bụng” lại làm việc.

 

Vì vậy, chúng ta phải nhìn vào có chế lương của từng hệ thống mà so với nhau.

 

Xin cảm ơn ông!

 

Theo Minh Hường

VnMedia