Kỳ dị nghề luyện công múa

Nghe có vẻ khó tin nhưng nhờ nghề nuôi và luyện chim công múa cung cấp cho khách hàng khắp cả nước, mỗi năm gia đình anh Nguyễn Đình Quỳnh ở Hải Dương có mức thu nhập “khủng”, lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.

Nuôi con tiền tỷ: Kỳ dị nghề luyện công múa

Hiện nay, trang trại của anh Quỳnh đang nuôi trên dưới 100 con chim công các loại, gồm cả chim bố, mẹ và chim giống.

Cận cảnh một chuồng nuôi chim công tại trang trại của anh Quỳnh ở Hải Dương.
Cận cảnh một chuồng nuôi chim công tại trang trại của anh Quỳnh ở Hải Dương.

Anh Quỳnh cho biết: "Để nuôi được chim công này không khó, nhưng luyện làm sao cho công múa đẹp thì là cả một vấn đề, cần có bí quyết riêng mới có thể thành công được. Nhưng với tôi, bằng kinh nghiệm sẵn có và lòng yêu nghề, yêu chim thì điều đó khá dễ dàng, không có gì khó cả mà chỉ cần vào chuồng ra hiệu là chim múa theo ý muốn ngay".

Kỳ dị nghề luyện công múa - 2

Một con chim công xanh đang múa tại trang trại của anh Quỳnh. “Trung bình mỗi một con con chim công xanh trưởng thành múa thuần thục có giá lên đến cả chục triệu đồng” – anh Quỳnh chia sẻ.

“Muốn luyện được chim múa, các chủ nuôi phải luyện cho chim quen người trước, sau đó mới dạy múa dần, ví như múa xòe đuôi là cơ bản nhất, chỉ cần người nuôi chú ý tạo không gian chuồng rộng, thoáng, để ánh nắng chiếu vào chim mới có hứng múa. Còn muốn chim múa cả chân kết hợp với đuôi thì người chủ phải thường xuyên vào chuồng chơi cùng thì chim mới quen và nhảy theo ý mình” – anh Quỳnh tiết lộ.

Cận cảnh một chú chim công trắng quý hiếm đang múa tại trang trại của anh Quỳnh.
Cận cảnh một chú chim công trắng quý hiếm đang múa tại trang trại của anh Quỳnh.

Theo anh Quỳnh, chim công là loài động vật có nguồn gốc hoang dã, việc nuôi nó không quá khó như mọi người thường nghĩ. Ưu điểm của loài chim là sức đề kháng tốt, tỷ lệ nuôi sống cao.

Chim công là loài ăn tạp, thức ăn cho chim cũng đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là thóc, ngô và rau xanh, cỏ chiếm 60%, lượng thức ăn chỉ bằng 1/3 của gà nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí chăn nuôi. Một ngày anh Quỳnh cho chim ăn 2 lần, buổi sáng cho ăn ngũ cốc ủ mầm, chiều cho ăn rau xanh.

Kỳ dị nghề luyện công múa - 4

Theo anh Quỳnh, ngoài giá trị thẩm mỹ, loài chim quý tộc này còn được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng, đặc biệt là ăn chim công có thể mang lại may mắn cho người thưởng thức.

Anh Quỳnh cho biết thêm, riêng chim non sẽ có chế độ ăn khác hơn chim công trưởng thành, vì còn non nên phải thường xuyên theo dõi và chăm sóc cẩn thận hơn. Đối với thức ăn cho chim công non mới nở thì khẩu phần ăn là 100% cám tổng hợp (loại dùng cho gà). Do lúc này chim còn yếu, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, cần nguồn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Sau 30 ngày tuổi, hệ tiêu hóa của chim non đã cứng cáp hơn có thể pha thức ăn theo tỷ lệ: 70% cám – 30% thực phẩm bổ sung (như bắp, thóc nghiền).

Anh Quỳnh bên chú chim công xanh quý hiếm tại trang trại của gia đình.
Anh Quỳnh bên chú chim công xanh quý hiếm tại trang trại của gia đình.

Cũng theo anh Quỳnh, tỷ lệ cám hỗn hợp trong khẩu phần ăn của chim công có thể giảm dần theo theo độ tuổi của chim. Chim công từ 6 - 8 tháng tuổi, có thể nuôi nhốt ngoài chuồng lớn cùng các cá thể khác thì tỷ lệ cám chỉ còn 50%.

Bà con cần lưu ý, cám tổng hợp sử dụng quá nhiều trong giai đoạn này làm chim giảm sức đề kháng tự nhiên, dễ mắc bệnh, đồng thời màu lông kém bóng đẹp, khả năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng. Nguồn thức ăn trong giai đoạn này có thể bổ sung thêm các loại rau xanh thái nhỏ như rau ngót, cải,…

Khi chim đạt tuổi trưởng thành dùng cám tổng hợp kết hợp với các loại ngũ cốc nguyên hạt như bắp, thóc. Đặc biệt cần tăng cường nhiều rau xanh để tăng sức đề kháng. Ngoài ra, vitamin trong các loại rau xanh còn giúp chim công có bộ lộng bóng mượt, màu sắc rực rỡ.

Theo Danviet.vn