1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Kiến nghị hoãn tăng lương tối thiểu vùng

Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) NhậtBản tại Việt Nam vừa có văn bản gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các cơquan chức năng liên quan đến tăng lương tối thiểu vùng 2017.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hiệp hội trên cho hay trong phiếu điều tra dành cho đối tượng DN Nhật Bản hoạt động tại châu Á, châu Đại Dương cho thấy 77,9% DN tại Việt Nam trả lời: Việc tăng lương gây ảnh hưởng đến kinh tế; mức lương cao chỉ sau Trung Quốc, Indonesia đang được coi là thách thức kinh doanh lớn nhất.

“Trước việc Chính phủ đề ra lộ trình đến năm 2018 tiền lương phải đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động (hiện tiền lương mới đạt 80% mức sống tối thiểu của người lao động). Cụ thể, đến năm 2018 mức lương của người lao động ở mức 200 USD, tiêu chí này lấy từ các nước khác như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines…

Tuy nhiên, những năm gần đây Malaysia, Thái Lan, Philippines đang giữ nguyên mức lương tối thiểu, do ảnh hưởng của đồng tiền xuống giá, sự chênh lệch với Việt Nam cũng đang được thu hẹp lại. Ngoài ra, chi phí mà người chủ sử dụng lao động phải chi trả, cộng với chi phí BHXH và phí công đoàn trên mức lương tối thiểu đã vượt Philippines và sắp đuổi kịp Thái Lan” - Hiệp hội phân tích.

Vì vậy, Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam kiến nghị nên hoãn lộ trình đến năm 2018 mức lương tối thiểu vùng chạm mốc 200 USD (hiện vùng 1 là 3,4 triệu đồng, vùng 4 là 2,4 triệu đồng).

Liên quan đến vấn đề này, trước đó Hiệp hội Dệt may (Vitas) cũng có công văn kiến nghị với Hội đồng Tiền lương Quốc gia và Bộ LĐ-TB&XH giãn thời gian tăng lương tối thiểu từ năm 2017.

Trả lời PV, ông Phạm Minh Huân, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, khẳng định việc dừng tăng lương là khó nhưng mức tăng như thế nào thì phải cân nhắc, tính toán kỹ.

Theo Viết Long/Báo PL TP.HCM