1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Hỏi đáp về giao tiếp công sở

“Phòng tôi có thói quen ăn cơm trưa ở các quán máy lạnh, giá khá cao, nhưng mọi người thu nhập ổn nên không ngại. Tôi là nhân viên mới, muốn đi nhưng thú thực là… hơi ngại túi tiền! Nên như thế nào để vẫn hòa đồng với anh em được?”.

Bạn Nguyễn Hoài Anh, nhân viên khai thác bản quyền, thắc mắc.

 

Trả lời: Lo lắng về dịch tả nên lựa chọn ăn ở những hàng sạch sẽ cũng là vấn đề dễ hiểu. Bạn mới đi làm, chưa có nhiều tiền, cũng còn muốn tích lũy cho tương lai thì không nên vì một sĩ diện mà cố theo cho bằng được.

 

Bạn có thể nhờ mẹ buổi sáng làm cho một cặp lồng cơm xinh xinh. Bạn cũng có thể đi ăn cùng đồng nghiệp chỉ khoảng 2 ngày trong tuần để đảm bảo gắn bó. Kinh nghiệm là không nên gói gọn mình trong thế giới đồng nghiệp. Tất nhiên, trong những dịp quan trọng, ăn mừng, sinh nhật, khao… thì nhất thiết không nên vắng mặt kẻo đồng nghiệp trách móc.

 

Mai Quỳnh Ngọc - nhân viên marketing - tâm sự: “Tôi thường phải giao dịch, gặp gỡ các đối tác ở quán cà phê. Vì thế, chi phí khá tốn kém. Tội lại là nữ giới, đi gặp đối tác nam, họ thường trả tiền nước vì thói quen lịch sự, trong khi bên tôi mới là người cần nhờ vả họ. Tôi rất ái ngại…”.

 

Trả lời: Hiện nay, một số bạn trẻ cho rằng làm việc ngoài quán cà phê wifi mới thoải mái và hiệu quả. Nhưng nghĩ thử xem, công sở nào cũng có phòng riêng để tiếp khách. Bạn và đối tác hoàn toàn có không gian yên tĩnh để trì chuyện. Lễ tân sẽ bê nước uống ra cho bạn đãi khách. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc một số trường hợp gặp gỡ đối tác ở ngay môi trường công sở, cũng thoải mái và đỡ tốn kém cho cả hai.

 

Khi đã ngồi quán, bạn có thể giao hẹn khéo léo từ đầu trong điện thoại hoặc ngay buổi đầu nói chuyện: “Đây là lần đầu gặp gỡ, em rất vinh dự được mời anh nước và trò chuyện vui vẻ. Nếu việc hợp tác thuận lợi, lần sau nhất định để anh mời”. Đừng lặng lặng không nói, vì có thể khách cũng khó xử.

 

Theo Sinh viên Việt Nam