1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Bộ LĐ-TB&XH: Đề nghị bỏ việc bình chọn “giờ làm thêm, bảo hộ lao động” là quy định tồi

(Dân trí) - "VCCI cần cân nhắc việc sử dụng cụm từ “quy định pháp luật tốt nhất” và “quy định pháp luật tồi nhất” vì chưa đưa ra tiêu chí đánh giá. Hơn nữa, quy định về thời gian làm việc và bảo hộ lao động đã và đang được hoàn thiện. Bởi vậy, không nên đưa vào bình chọn quy định tồi".

Đây là một phần nội dung Công văn số 1733/LĐTBXH-PC vừa được Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân ký ban hành gửi Phòng Công nghiệp và Thương mại VN (VCCI). Công văn liên quan tới việc trả lời việc VCCI đang triển khai Cuộc bình chọn “10 quy định pháp luật tốt nhất và tồi nhất".

Trước đó, hôm 5/5, VCCI đã gửi văn bản đề nghị về việc cung cấp thông tin thêm cho cuộc bình chọn các quy định pháp luật tốt nhất và tồi nhất. Trên cơ sở đó, Bộ LĐ-TB&XH có ý kiến về tên gọi cũng như 2 nội dung bình chọn cụ thể.


Quy định về giờ làm thêm còn gây nhiều ý kiến khác nhau trong doanh nghiệp dệt may. (ảnh minh họa)

Quy định về giờ làm thêm còn gây nhiều ý kiến khác nhau trong doanh nghiệp dệt may. (ảnh minh họa)

Về tên gọi cuộc bình chọn, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị VCCI cân nhắc việc sử dụng cụm từ “quy định pháp luật tốt nhất” và “quy định pháp luật tồi nhất” do VCCI chưa đưa ra tiêu chí đánh giá về nội dung này.

“Hơn nữa, Bộ luật Lao động đã được Quốc hội khóa 13 thông qua sau khi đã tiếp thu ý kiến của rất nhiều bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, các chuyên gia...để thông qua. Vì vậy, khi áp dụng điều luật trên thực tế cần xem xét, đánh giá một cách tổng thể cho phù họp, không nên áp dụng cho từng đối tượng, phạm vi để xem xét, bình luận” - trích ý kiến của Thứ trưởng Phạm Minh Huân.

Bộ LĐ-TB&XH cũng bày tỏ ý kiến về 2 nội dung giờ làm thêm, bảo hộ lao động do VCCI tập hợp từ đề cử của các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp. Đây là 2 nội dung do Bộ chủ trì soạn thảo trước đây.

“Về thời giờ làm thêm, xu hướng giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ của loài người trên cơ sở sự phát triển của lực lượng sản xuất, đảm tăng năng suất lao động, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp nhưng duy trì được sức khỏe, khả năng tái tạo sức lao động cũng như có thời gian chăm sóc sức khỏe gia đình và các điều kiện xã hội của người lao động” - trích nội dung công văn của Bộ LĐ-TB&XH.

VCCI đang chuẩn bị công bố kết quả Cuộc bình chọn “10 quy định pháp luật tốt nhất và tồi nhất”. Đây là hoạt động nhằm trưng cầu ý kiến của các doanh nghiệp, hiệp hội, chuyên gia nhằm đánh giá những quy định liên quan tới cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Thời gian thu thập đề cử từ 22/12/2015 - 29/02/2016. Dự kiến công bố vào tháng 5/2016. (Nguồn VCCI: web http://topten.vibonline.com.vn ).

Đồng thời, Bộ LĐ-TB&XH cũng cho rằng, trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, xuất phát điểm thấp, năng suất lao động chưa cao và qua điều tra, khảo sát thực tiễn của Bộ, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội 13, nhiều doanh nghiệp đề xuất mở rộng thời giờ làm thêm cho phù họp.

Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục nghiên cứu, phân tích trên cơ sở yêu cầu phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như đảm bảo sức khỏe, sự phát triển về thể chất, tinh thần của người lao động Việt Nam hiện nay và mai sau để đề xuất cấp có thấm quyền ban hành quy định cho phù hợp.

Liên quan tới quy định trang bị bảo hộ lao động, Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho rằng: Trong quá trình xây dựng văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động, Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất Chính phủ, Quốc hội cho phép quy định chi tiết các nội dung Bộ luật Lao động chưa quy định cụ thể hoặc còn nhiều cách hiểu khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức thực hiện.

Vì vậy, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 được Chính phủ ban hành đã cơ bản giải quyết các nội dung trên. Tuy nhiên, khi triển khai, một số doanh nghiệp gặp khó khăn do quy định chưa đảm bảo tính linh hoạt.

“Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi trên cơ sở điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp nhưng đảm bảo nguyên tắc an toàn lao động đối với người lao động và thực tiễn của doanh nghiệp, có sự tham gia, thống nhất của đại diện người lao động tại doanh nghiệp” - trích nội dung công văn của Bộ LĐ-TB&XH.

Trên cơ sở đó, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất 2 nội dung trên còn nhiều ý kiến khác nhau và không nên đề cử là quy định tồi.

TIN LIÊN QUAN:

Hà Nam: Tư vấn việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo Trung tâm DVVL Hà Nam (Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Nam), Phiên GDVL dành cho lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp vừa được tổ chức tại xã Thanh Lưu, Thanh liêm, Hà Nam.

Bộ LĐ-TB&XH: Đề nghị bỏ việc bình chọn “giờ làm thêm, bảo hộ lao động” là quy định tồi - 2

Chương trình là sự kết hợp với TT DVVL Hà Nam và Trường Trung cấp nghề công nghệ Hà Nam. Hơn 80 lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Liêm và một số địa phương lân cận thuộc huyện Bình Lục.

Tại buổi tư vấn, người lao động đã được cung cấp những thông tin về quyền lợi, chế độ khi tham gia học nghề ngắn hạn, được tư vấn định hướng và cung cấp danh mục một số nghề đào tạo tại Trường Trung cấp nghề công nghệ Hà Nam. Đồng thời người lao động cũng được tư vấn, giới thiệu về các vị trí việc làm và một số thị trường XKLĐ để người lao động chủ động tìm kiếm cho mình cơ hội học nghề, việc làm phù hợp. Kết thúc chương trình, 38 người lao động đăng ký tham gia học nghề, chủ yếu là các nghề điện dân dụng, may công nghiệp nâng cao, tin học văn phòng, cơ điện tử...Đây là một trong những giải pháp tích cực của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng trong công tác tư vấn, hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2016.

Đ.T

TPHCM: Tổ chức Phiên GDVL lưu động lần 3 với hơn 1000 chỉ tiêu

Theo Trung tâm DVVL TPHCM (Sở LĐ-TB&XH TPHCM), Phiên GDVL lưu động được tổ chức vào hồi 8h ngày 25/5 tại Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp quận 6 (Trung tâm dạy nghề Quận 6, số 743/34 đường Hồng Bàng, Phường 6, Quận 6).

Bộ LĐ-TB&XH: Đề nghị bỏ việc bình chọn “giờ làm thêm, bảo hộ lao động” là quy định tồi - 3

Tham gia Phiên GDVL có 23 đơn vị gồm có 8 doanh nghiệp tham gia trực tiếp, cùng với 15 doanh nghiệp đăng ký trên tham gia tuyển dụng trên Cổng thông tin việc làm thành phố Hồ Chí Minh. Tổng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp là 1.029 vị trí việc làm cụ thể số lượng lao động ở các ngành nghề như sau: Điện, điện tử: 32; kế toán, kiểm toán: 12; kỹ thuật, cơ khí: 42; kinh doanh và quản lý: 230; xây dựng và kiến trúc: 15; tài chính: 64; khách sạn, du lịch và dịch vụ: 54; lao động phổ thông: 393...

Theo Ban tổ chức, Phiên GDVL là cơ hội cho người lao động, đặc biệt là người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, sinh viên - học sinh có nhu cầu tìm việc tiếp cận nhanh chóng với thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp. Ngoài ra, các chuyên viên của TT DVVL sẽ thực hiện công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề cho người lao động, ưu tiên cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp; hướng dẫn thủ tục đăng ký hồ sơ xin việc.

L.N

Hoàng Mạnh