1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Bản tin thị trường lao động VN số 3/2014: Vì sao cử nhân thất nghiệp giảm hơn 15.000 người?

(Dân trí) - Bản tin thị trường lao động VN số 3/2014 được Bộ LĐ-TB&XH công bố chiều 3/9 tại Hà Nội cho thấy “bức tranh” thị trường lao động còn phức tạp: Số cử nhân đại học thất nghiệp giảm nhưng lao động đăng ký BHTN tăng, tình trạng trốn đóng BHXH cao...

 Nhiều cử nhân trình độ ĐH tìm việc tại TT GTVL Hà Nội
 Nhiều cử nhân trình độ ĐH tìm việc tại TT GTVL Hà Nội

Ȋ

Vì sao cử nhân ĐH thất nghiệp giảm

Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), đến thời điểm 1/7/2014, cả nước có hơn 871.000 người trong độ tuổi lao động thất ngɨiệp (số liệu làm tròn), trong đó: 479.000 người ở thành thị, 521.000 người không có chuyên môn kỹ thuật, 147.000 người có trình độ đại học trở lên.

So sánh con số với kết quả của bản tin số 2/2014, bà Nguyễn Thị Lan Hương cho biết:ȍ “Tổng số người thất nghiệp giảm gần 174.000 người so với quý 1/2014 và giảm 155.000 người so với quý 2/2013”.

Lao động không có chuyên môn kỹ thuật thất nghiệp giảm nhiều nhất về số lượng (giảm 108.000 người), tiếp đến là nhóm trìɮh độ cao đẳng (giảm 171.000 người).

Về số lao động trình độ đại học trở lên thất nghiệp giảm 15.400 người so với quý 1/2014 (162.000 người), bà Nguyễn Thị Lan Hương cho biết: “Để có câu trả lời chính xác về sự thay đổi cần sự nghiêɮ cứu kỹ lưỡng hơn”.

Buổi công bố Bản tin thị trường lao động VN số 3/2014
ȼ/div>Buổi công bố Bản tin thị trường lao động VN số 3/2014

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Lan Hương dự đoán 3 nguyên nhân như: “Tình trạng cử nhân thất nghiệp chấp nhận làm công việc không đúngȠtrình độ, khiến số lượng thất nghiệp giảm xuống.

Nguyên nhân thứ 2 có thể do sự thay đổi về nguồn cung nhân lực qua đào tạo ở hai thời điểm khác nhau khiến số lượng thống kê bị ảnh hưởng, tình trạng thất nghiệp tự nhiên.

Cuối cùng, có thể do kinh tế có tín hiệu phục hồi, mức tiền lương tăng nhanh khiến xu hướng thất nghiệp của một bộ phận lao động ngành kỹ thuật giảm”.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương cho rằng, hiện đang có lao động trình độ CĐ- ȐH chủ động rơi vào tình trạng thất nghiệp tự nguyện.

“Nhiều em tốt nghiệp ĐH ngành Y nhưng chỉ muốn làm ở bệnh viện lớn, không muốn về các tỉnh, huyện xa. Khi hỏi nhiều em vẫn nói chưa có việc, đang tìm việc. Nhưng thực ra là cácȠem đang chọn việc” - Vị lãnh đạo Viện KHLĐXH này ví dụ.

Đăng ký BHTN tăng

Bản tin cũng cho thấy, tại thời điểm 1/7/2014, cả nước có 8,8 triệu lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp (bằng 78,5 % sốȠngười tham gia BHTN bắt buộc), tăng 200.000 người so với quý 1/2014 và tăng 5,5 % so với cùng kỳ năm 2013.

Bản tin thị trường lao động VN số 3/2014:  Vì sao cử nhân thất nghiệp giảm hơn 15.000 người? - 3
Một bảng đánh giá của Bản tin

Một cảnh báo được nêu ra là tình trạng khoảng 300.000 doanh nghiệp doanh nghiệp trốn đónɧ BHXH cho lao động, xu hướng này đang gia tăng. Tới hết quý 2/2014, tổng số tiền nợ BHXH là gần 7.800 tỉ đồng (tăng 5% so với quý 1/2013).

Số người đăng ký thất nghiệp trong quý 2/2014 là 164.800 người, tăng 78.100 người so với quýȠ1/2014.

Giải thích số người tham gia BHTN trong quý 2/2014 tăng hơn so với quý 1/2014, ông Tào Bằng Huy - Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) - cho rằng đây là xu hướng chung của nhiều năm nay.

“Quý 1 thường trùng vào thời điểm Tết Nguyên Đán, bởi vậy số lượng người xin nghỉ việc ít. Quý 2/2014, số đăng ký BHTN tăng lên một chút do một số doanh nghiệp tại Bình Dương sau sự kiện Biển đông tháng 5/2014 dừng hoạt động. Đồng thời, một số lao động của Tập đoàn Vinashin ở Hải Phòng được quay lại đăng ký BHTN”.

Trong quý 2.2014, báo cáo cũng thống kê 144.600 người nhận được quyết định trợ cấp thất nghiệp hànhȠtháng tăng 69.300 người số với quí 1/2014; 7.300 người hưởng trợ cấp thất nghiệp 1 lần.

Hoàng Mạnh

Nên phân tách lao động không có chuyên môn kỹ thuật và không có bằng cấp. Nhận xét về Bảng đánh giá lao động đang làm việc theo nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Nhiều ˽ kiến cho rằng việc đánh giá nhóm nghề “các nhà lãnh đạo” có tới 93.000 người không có chuyên môn kỹ thuật là chưa đúng. “Theo tôi, những người này chắc chắn có chuyên môn kỹ thuật. Nên chăng cần làm rõ ra là họ không có bằng cấp thì đúng hơn” - ông Tàɯ Bằng Huy, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, nhận xét.